Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
9 dấu hiệu sớm của thai kì
Ngày cập nhật:  20/02/2013 10:50:25
Bạn có thể tự phát hiện ra mình sắp có "rắn con" nhờ những dấu hiệu sớm.


Chu kì kinh nguyệt

Một số chị em vẫn có kinh nguyệt bình thường khi mang thai, thậm chí có những chị em vẫn có kinh (nhưng ít) đến tận tháng thứ 6 hoặc trong suốt thời gian mang thai. Vì vậy chậm kinh không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn có thai.
Vòng ngực thay đổi

Trong thời gian mang thai ngực của phần lớn chị em đều trở nên mềm và nổi nhiều tĩnh mạch, bầu ngực trở nên lớn hơn. Ngay cả ở giai đoạn mang thai sớm này thì ngực của  bạn cũng đã bắt đầu thay đổi để sản xuất sữa non.

Ra máu

Chị em thường nhầm tưởng hiện tượng ra máu này là do đến chu kỳ, nhưng thật ra nó xuất hiện là do trứng thụ thai di chuyển vào buồng thành tử cung. Mới đầu máu ra thì có màu đỏ nhưng nhanh chóng chuyển sang màu nâu. Trường hợp này chỉ kéo dài trong một đến 2 ngày, vì vậy nếu hiện tượng này biến mất nhanh chóng thì đây là một dấu hiệu nữa cho biết bạn đang mang thai

Buồn tiểu

Ngay sau khi lượng progesterone (hormone giúp duy trì thai kỳ)  trong cơ thể bạn tăng và phôi thai bắt đầu tiết ra hormone HCG (hormone cần thiết để hình thành phôi thai), làm tăng lượng máu trong khung chậu, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn vùng xương chậu. Điều này kích thích bàng quang của bạn tiết ra nước tiểu thường xuyên hơn. Do đó, hầu hết phụ nữ  đều đi tiểu nhiều hơn bình thường. Điều này có thể xảy ra sớm nhất là một tuần sau khi thụ thai.

Miệng có vị lạ

Nước bọt trong miệng thường phản ánh thành phần hóa học trong máu và khi lượng hormone tăng thì vị giác của bạn có thể thay đổi. Các chị em  thường mô tả là miệng của họ có vị của kim loại. Điều này có thể là nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy mùi vị của một số loại đồ uống như trà, cà phê hay ngũ cốc khác trước.

Sợ một số mùi

Cảm giác về mùi vị của bạn thay đổi có thể là một dấu hiệu nữa cho biết bạn đang mang thai. Những mùi hương mạnh như mùi cà phê, hoặc mùi hành phi mà bạn có thể rất thích trước đây thì bây giờ đột nhiên nó làm bạn cảm thấy sợ hãi. Nước hoa cũng có thể  mang lại một hiệu ứng tương tự và bạn nhận thấy rằng mùi nước hoa trên cơ thể của bạn cũng thay đổi là do sự thay đổi thành phần hóa học trong làn da của bạn.

Thèm ăn

Bạn đột nhiên thèm những loại thức ăn mà trước kia bạn chưa bao giờ thích. Nhiều phụ nữ thèm ăn bưởi, cam hay uống nước chanh. Một số khác thì lại thèm những thứ kì quặc như than hay phấn. Một giả thuyết cho rằng hiên tượng thèm ăn là một phản ứng của cơ thể  xảy ra do thiếu một số khoáng chất và nguyên tố vi lượng cần thiết. Nếu bạn thèm các loại trái cây họ cam quýt, có thể là bạn đang thiếu hụt vitamin C.

 

Khi mang bầu, bạn bỗng trở nên thèm ăn hơn bình thường.



Cảm thấy rất mệt mỏi

Bạn cảm thấy kiệt sức cả ngày , bạn muốn ngủ một giấc dài, nguyên nhân một phần là do lượng progesterone trong cơ thể của bạn tăng cao, nó có tác dụng an thần. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, hỗ trợ cho quá trình phát triển của phôi thai và các cơ quan quan trọng trong cơ thể bạn, vì chúng phải làm việc rất nhiều trong thời kì mang thai. Và bạn có thể trở nên mệt mỏi hơn khi bạn mang thai  bé thứ 2 hay bé thứ 3, khi đó bạn dường như không có cơ hội để nghỉ ngơi, hay thư giãn.
Ốm nghén

Buồn nôn có thể xảy ra vào các thời điểm trong ngày, nhưng chủ yếu là vào buổi sáng bởi vì khi đó dạ dày bạn trống rỗng và đường huyết đã giảm. Ốm nghén liên quan mật thiết đến chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng, ăn uống không đúng giờ giấc và  căng thẳng đầu óc xuất hiện trong thai kì. Các hoóc môn duy trì thai nhi (HCG) có thể là nguyên nhân chính gây ra ốm nghén.

Tuy nhiên hiện tượng buồn nôn và ói mửa trong thai kỳ cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy mức độ hormone trong máu của bạn đủ cao để đảm bảo việc mang thai đang diễn ra suôn sẻ . Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu bạn không thấy những dấu hiệu này, một số chị em cảm thấy may mắn khi họ trải qua thời kì mang thai mà không hề ốm nghén.
 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Cắt tử cung không làm mất khoái cảm tình dục
4 bệnh "giấu mặt" nhưng nguy hiểm cho chị em
Để sinh thường chỉ còn chuyện nhỏ
Mang thai tuổi 35, con dễ bị down
Tử cung mẹ bầu “biến hoá” thế nào?
Bỏ thai ngoài ý muốn bằng thuốc: những bước cần thiết
Hoạt động tình dục – căn nguyên chủ yếu của bệnh ung thư cổ tử cung
Bồi bổ sức khỏe trước khi mang thai
Giảm đau vùng thắt lưng đến hai chân cho thai phụ
Bạn sắp sinh đôi?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  15/02/2024- Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
  06/02/2024- Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
  08/01/2024- Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
  08/01/2024- Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
  04/01/2024- IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
  25/12/2023- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
  10/12/2023- Tiếp tục phát huy tốt sứ mệnh người Nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Xem tất cả
Liên kết email