Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Ngày cập nhật:  03/09/2024 14:38:01
Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư hay gặp ở nữ giới, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú.

 

Ung thư cổ tử cung do nhiều nguyên nhân gây nên, ngoài yếu tố chủ yếu nhiễm HPV, còn phải kể đến các yếu tố nguy cơ khác như: Hành vi tình dục (phụ nữ sinh hoạt tình dục sớm, nhiều bạn tình), nhiễm trùng, nhiễm Herpes virus, tác động của tinh dịch, trạng thái suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá, dinh dưỡng.
 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiễm HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung, 90-100% ung thư cổ tử cung có HPV dương tính. Mặc dù có tới hơn 200 type HPV khác nhau, nhưng chỉ khoảng 40 type lây nhiễm ở đường sinh dục và ít nhất 15 type liên quan đến ung thư.
 

Triệu chứng ung thư cổ tử cung
 

Đối với giai đoạn sớm của bệnh như tổn thương loạn sản hoặc ung thư tại chỗ thường không thấy dấu hiệu gì hoặc chỉ phát hiện vết loét nông khi soi cổ tử cung.
 

Dấu hiệu lâm sàng có thể chỉ thấy ra khí hư đơn thuần hoặc lẫn máu ở âm đạo, đặc biệt ra dịch rất hôi ở bệnh nhân có tổn thương hoại tử nhiều. Đa số các trường hợp bệnh nhân xuất hiện ra máu âm đạo tự nhiên ngoài chu kỳ kinh hoặc sau sinh hoạt tình dục. Dấu hiệu đau tiểu khung, bất thường của hệ tiết niệu và trực tràng thường xuất hiện ở giai đoạn tiến triển và giai đoạn muộn. Trong những trường hợp này khám lâm sàng có thể đủ để chẩn đoán xác định.
 

Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?- Ảnh 1.

Hình ảnh ung thư cổ tử cung


Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có hình ảnh đặc biệt, thường không phát hiện bằng mắt thường.
 

Khi bệnh tiến triển thường có các hình thái đại thể khác nhau, đánh giá các tổn thương tại cổ tử cung trên lâm sàng qua khám cổ tử cung bằng mỏ vịt:
 

- Hình thái sùi: Gồm các nụ sùi dễ rụng, dễ chảy máu, dễ nhiễm khuẩn, hình thái này thâm nhiễm ít và lan tràn chậm.
 

- Hình thái loét: Tổn thương lõm sâu xuống, rắn, nền có nhiều nụ nhỏ, có viêm nhiễm mủ. Hình thái này xâm nhiễm và lan tràn sâu vào xung quanh và hay di căn hạch sớm.
 

- Hình thái ống cổ tử cung: Tổn thương trong ống cổ tử cung, lúc đầu rất khó chẩn đoán chỉ khi có dấu hiệu lâm sàng hay nạo ống cổ tử cung.
 

Khám tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp nào?
 

Khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng bạn gặp phải và tư vấn cụ thể dựa trên từng cá thể. Ngoài ra chỉ định các biện pháp như:
 

 

  • Siêu âm: Là biện pháp quan trọng để sàng lọc, chẩn đoán giai đoạn ung thư cổ tử cung. Giúp phát hiện các di căn hạch chậu, hạch chủ bụng, các tổn thương chèn ép ở tiểu khung (giãn đài bể thận...).

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) – Chụp cộng hưởng từ (MRI): Để đánh giá tổn thương ngoài cổ tử cung như di căn gan, phổi xương, hạch... có thể phát hiện các tổn thương tại parametre hai bên và các dây chằng tử cung để chẩn đoán giai đoạn và qua đó có phác đồ điều trị thích hợp.

  • Soi cổ tử cung: Sẽ quan sát được toàn bộ cổ tử cung và đưa ra chỉ định tiếp theo cho bạn nếu có nghi ngờ.

 

Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?- Ảnh 2.

Khi thăm khám lâm sàng, nếu có dấu hiệu nghi ngờ ung thư cổ tử cung, bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm tế bào.

 

  • Xét nghiệm chuyên sâu: Khi thăm khám lâm sàng, nếu có dấu hiệu nghi ngờ thì bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm tế bào và khi kết quả tế bào nghi ngờ cần sinh thiết vùng tổn thương để có chẩn đoán xác định về giải phẫu bệnh.

 

Xét nghiệm mô bệnh học cho phép chẩn đoán xác định phân loại mô học và độ mô học. Cần phải lưu ý rằng có khi hình ảnh cổ tử cung bình thường trên lâm sàng nhưng có thể có tổn thương trên vi thể hay ung thư nội ống cổ tử cung.
 

Do không có dấu hiệu hay triệu chứng gì đặc trưng cho ung thư biểu mô của cổ tử cung giai đoạn sớm, vì vậy chẩn đoán sớm bằng phương pháp tế bào học (PAP-test) qua khám sàng lọc ở một quần thể rất có giá trị.
 

 

  • Xét nghiệm tế bào học (PAP test): Bệnh phẩm được lấy từ những bệnh nhân ngoài kỳ hành kinh để phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư.

  • Sinh thiết: Sinh thiết lấy một mảnh hoặc nạo ống cổ tử cung để có chẩn đoán xác định trước khi điều trị. Người ta thường làm sinh thiết ở nhiều điểm, ở những nơi mà biểu mô vảy không bắt màu hoặc sinh thiết ở mỗi góc của cổ tử cung. Các kết quả thu được từ sinh thiết cổ tử cung và nạo ống cổ tử cung là quan trọng trong việc chẩn đoán và quyết định điều trị.

 

Thời điểm nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
 

Thông thường phụ nữ từ 21 – 29 tuổi đã có quan hệ tình dục nên bắt đầu làm xét nghiệm tế bào học (Pap) ở tuổi 21 và lặp lại mỗi 3 năm nếu kết quả bình thường.
 

Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi có thể lựa chọn một trong các loại tầm soát sau:
 

- Chỉ xét nghiệm PAP: Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, có thể lặp lại sau 3 năm.

- Chỉ xét nghiệm HPV: đây được gọi là XN HPV cơ sở (primary HPV testing), nếu kết quả xết nghiệm âm tính nên lặp lại mỗi 5 năm.

- Bộ đôi xét nghiệm Pap và HPV (co-testing): Nếu kết quả xét nghiệm bình thường có thể lặp lại sau 5 năm.

Phụ nữ trên 65 tuổi: Có thể ngưng thực hiện xét nghiệm tầm soát nếu:

- Nếu có 3 kết quả Pap hoặc 2 kết quả HPV là bình thường và âm tính trong vòng 10 năm trở lại đây và không có tổn thương tiền ung thư trước đó, hoặc đã cắt tử cung hoàn toàn hoặc một phần mà không phải vì nguyên nhân ung thư (VD: U xơ tử cung).
 

- Theo các hướng dẫn sàng lọc mới nhất được cập nhật, nên thực hiện xét nghiệm HPV ở tuổi 25 và tiến hành xét nghiệm lại cách 5 năm/lần cho đến năm 65 tuổi. Tuy nhiên, có thể tiến hành khám sàng lọc ung thư theo tình trạng sức khỏe và hướng dẫn của bác sĩ.
 

Lưu ý:  Trước khi làm xét nghiệm tầm soát tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2-3 ngày trước khi xét nghiệm. Tránh tầm soát loại ung thư này khi đang có kinh nguyệt. Nên thực hiện tầm soát khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc 3 – 5 ngày. Đối với các trường hợp viêm âm đạo thì nên được điều trị trước khi làm xét nghiệm tầm soát.

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tại sao phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra xuất huyết tử cung khi mang thai
Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?
Tác động của HIV và STI đến khả năng sinh sản
Ra khí hư màu vàng khi mang thai có nguy hiểm?
Nhiễm HPV có gây ung thư cổ tử cung?
Ưu và nhược điểm của các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến
U hạt rốn sơ sinh: Nguyên nhân và điều trị thế nào cho đúng cách?
4 điều cần biết về vitamin dành cho phụ nữ mang thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
  03/09/2024- Tại sao phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
  03/09/2024- Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý
  27/08/2024- Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra xuất huyết tử cung khi mang thai
  26/08/2024- Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?
  07/08/2024- Tác động của HIV và STI đến khả năng sinh sản
  07/08/2024- Ra khí hư màu vàng khi mang thai có nguy hiểm?
Xem tất cả
Liên kết email