Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Tại sao phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
Ngày cập nhật:  03/09/2024 14:07:48
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là giai đoạn mang thai. Có ảnh hưởng không ít đến quá trình phát triển thai nhi.

 

 
 

Ở Việt Nam tỉ lệ phụ nữ nhiễm trùng đường tiết niệu khá cao, trung bình cứ 5 người phụ nữ đến khám thì có 1 người bị khi mang thai. Là bệnh dễ mắc và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, chính vì thế các mẹ cần chú ý để có thai kỳ khỏe mạnh.
 

Tại sao khi mang thai dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn?
 

Đường tiết niệu là nơi loại bỏ chất thải và nước tiểu ra ngoài cơ thể. Hai niệu đạo có tác dụng dẫn nước tiểu đến bàng quang và lưu giữ nước tiểu để thải ra ngoài cơ thể. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu.
 

Bệnh viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiết niệu) xảy ra ở phụ nữ mang thai nhiều hơn. Vì trong quá trình mang thai các axit amin, dưỡng chất khác trong nước tiểu tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi.
 

nhiem trung duong tiet nieu


Khi mang thai, đường tiết niệu thay đổi do tử cung nghiêng về bên trái, điều này chèn ép vào niệu quản và thận phải, gây ứ nước thận và viêm thận. Nước tiểu ứ đọng gây giảm độ đặc và có hiện tượng chuyển ngược dần bàng quang- niệu quản, lượng đường trong nước tiểu tăng, progesterone và estrogen niệu tăng…
 

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu
 

  • Đau buốt hoặc rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít
  • Nước tiểu đôi khi có máu hoặc có mùi
  • Đau lưng và đau bụng, đau xương chậu
  • Hay run người, ớn lạnh, đổ mồ hôi
     

nhiem trung duong tiet nieu


Các thể nhiễm trùng đường tiết niệu cần chú ý
 

1. Thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng
 

Ở thể này, phụ nữ mang thai thường không có triệu chứng lâm sàng. Thể bệnh này có thể gây biến chứng viêm thận – bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịp thời.
 

2. Thể viêm bàng quang
 

Phụ nữ khi viêm đường tiết niệu ở thể này thường có biểu hiện đái buốt, đái rắt, nhiều khi có cả máu ở nước tiểu, tiểu nóng tiểu rát. Tuy nhiên, người không sốt nhưng có dấu hiệu mệt mỏi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm thận, bể thận cấp gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
 

3. Thể nhiễm trùng đường tiết niệu- Suy thận cấp
 

Triệu chứng phù, ít tiểu, xét nghiệm có ure máu. Bệnh có thể gây sảy thai, bé nhẹ cân, tỷ lệ tử vong cao ở mẹ và bé. Nguyên nhân là do thận thiếu máu nuôi dưỡng, thường xảy ra các trường hợp mẹ bị băng huyết, mất nước…
 

4. Tiền sản giật và nhiễm độc thai nghén
 

Trường hợp này thường gặp ở phụ nữ mang thai lần đầu và vào 3 tháng cuối. Sản giật gây các cơn co giật toàn thân, nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Nguyên nhân chính là giảm cung lượng tim, thiếu máu cục bộ tử cung.
 

nhiem trung duong tiet nieu


5. Nhiễm trùng đường tiết niệu- Đông máu trong lòng mạch
 

Đây là triệu chứng đông máu rải rác trong lòng mạch. Nếu bạn bị tắc mạch máu, các tiểu cần sẽ gây suy thận cấp. Kết hợp với hội chứng HELLP gây đông tắc mạch máu có nguy cơ tử vong cao.
 

Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu cho phụ nữ mang thai
 

Phụ nữ khi mang thai cần đi khám định kỳ và xét nghiệm nước tiểu để phát hiện những biểu hiện bất thường.
 

Đặc biệt, khi mang thai, các mẹ cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Sau khi đi tiểu có thể dùng giấy vệ sinh thấm nước tiểu để tránh tình trạng ứ đọng. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ cho bà bầu để vệ sinh vùng kín mỗi ngày, thay quần lót thường xuyên, không mặc quần ẩm mốc.
 

 


Ngay cả khi mang thai, bạn nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.
 

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ, trái cây và uống đủ nước mỗi ngày. Tránh xa cách chất kích thích, đồ uống có nồng độ cồn.
 

Sức khỏe thai kỳ ảnh hưởng lớn đế em bé sau này. Vì vậy, mẹ cần chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt. Lắng nghe cơ thể để cảm nhận những điều bất thường, có phương pháp điều trị kịp thời.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra xuất huyết tử cung khi mang thai
Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?
Tác động của HIV và STI đến khả năng sinh sản
Ra khí hư màu vàng khi mang thai có nguy hiểm?
Nhiễm HPV có gây ung thư cổ tử cung?
Ưu và nhược điểm của các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến
U hạt rốn sơ sinh: Nguyên nhân và điều trị thế nào cho đúng cách?
4 điều cần biết về vitamin dành cho phụ nữ mang thai
3 dấu hiệu vô sinh ở nữ giới, chị em cần biết
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
Xem tất cả
Liên kết email