Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Ưu và nhược điểm của các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến
Ngày cập nhật:  29/07/2024 08:59:22
Những cặp vợ chồng hiếm muộn phải lựa chọn các phương pháp hỗ trợ sinh sản nên tìm hiểu về ưu và nhược điểm của 6 phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Thắng, Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, không chỉ những nguyên nhân bệnh lý mà công việc căng thẳng, các vấn đề về lối sống cũng khiến sức khỏe thể chất bị suy giảm, điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, đã có những bước đột phá đáng kể trong lĩnh vực sinh sản y tế và hiện nay có rất nhiều lựa chọn hỗ trợ sinh sản dành cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.
 

1. Thuốc hỗ trợ sinh sản

 

 

Ưu và nhược điểm của các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến - Ảnh 1.

 

 

Thuốc hỗ trợ sinh sản là loại thuốc thúc đẩy sản xuất trứng ở phụ nữ và tăng cường sản xuất testosterone ở nam giới.


Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ sinh sản cho cả nam và nữ nhưng chủ yếu là dành cho phụ nữ. Điều đó phần lớn là do việc thúc đẩy sản xuất trứng ở phụ nữ dễ dàng hơn so với việc tăng số lượng tinh trùng ở nam giới. Thuốc cho nam giới được sử dụng để tăng cường sản xuất testosterone của họ.

 

Thuốc sinh sản thường được kê đơn để đảm bảo rằng một hoặc nhiều trứng được giải phóng trong mỗi chu kỳ rụng trứng. Những loại thuốc này thường chứa gonadotropin hoặc clomiphene. Những loại thuốc này thường là phương pháp điều trị sinh sản đầu tiên mà phụ nữ sẽ trải qua và được thử từ ba đến sáu tháng trước khi xem xét một phương pháp điều trị khác.
 

Tỷ lệ thành công: Trong số hai loại thuốc hỗ trợ sinh sản, clomiphene có tác dụng tốt hơn. Gần 80% phụ nữ dùng clomiphene có thai. Trong số này, 30-40% phụ nữ có thai ở chu kỳ điều trị thứ ba. Thuốc hỗ trợ sinh sản có chứa gonadotropin có tỷ lệ thành công là 15% khi kết hợp với thời gian giao hợp.
 

Ưu điểm: Là phương pháp hoàn toàn không xâm lấn nhưng những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ nhất định. Tuy nhiên, không cần phải nhập viện và những loại thuốc này đắt tiền so với các lựa chọn khác nhưng lại là phương pháp có chi phí thấp nhất để điều trị vô sinh.
 

Nhược điểm: Có một số tác dụng phụ khi dùng thuốc sinh sản để thụ thai. Những loại thuốc này sẽ làm tăng cơ hội thụ thai đôi. Clomiphene được biết là gây thay đổi tâm trạng, bốc hỏa, đau vùng chậu, u nang buồng trứng, đau vú, nhức đầu, chất nhầy cổ tử cung dày và khô, trầm cảm nhẹ, buồn nôn và các triệu chứng thị giác. Gonadotropin cũng có nhiều tác dụng phụ như bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, đầy hơi, đau đầu, đau vú, phát ban hoặc sưng tấy ở chỗ tiêm.
 

2. Phẫu thuật

Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến vô sinh ở cả nam và nữ mà có thể được khắc phục bằng phẫu thuật, bác sĩ sẽ khuyên nên phẫu thuật. Phương pháp điều trị này giúp giải quyết các vấn đề như PCOD (là một dạng rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản), lạc nội mạc tử cung, dị tật giải phẫu, ống dẫn trứng bị tắc và u xơ tử cung.
 

Có hai loại phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi, phẫu thuật nội soi hiện nay là loại phẫu thuật phổ biến nhất để tăng khả năng sinh sản. Phương pháp này còn được là "phẫu thuật xâm lấn tối thiểu", là một phương pháp mổ chỉ dùng những vết rạch (cắt) nhỏ, thay vì đường rạch dài vài cm như trong mổ mở.
 

Tỷ lệ thành công: Tỷ lệ thành công của loại phương pháp điều trị này phụ thuộc vào loại tình trạng. Điều này cũng phần lớn phụ thuộc vào cơ thể phản ứng với chính quy trình đó. Gần 40% phụ nữ đã phẫu thuật nội soi để điều trị lạc nội mạc tử cung có thể mang thai trong năm tiếp theo.
 

Ưu điểm: Lợi ích lớn nhất của phẫu thuật là nó có thể giúp tăng khả năng mang thai và được sử dụng kết hợp với các loại thuốc để giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
 

Nhược điểm: Mổ nội soi có thể kéo dài hơn so với mổ mở. Thời gian mê dài hơn có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng, bao gồm cả những biến chứng xuất hiện sau vài ngày đến vài tuần sau mổ. Những vấn đề có thể xảy ra trong mổ nội soi gồm có:
 

  • Chảy máu hoặc thoát vị tại vết rạch
  • Chảy máu trong
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương mạch máu hoặc các tạng khác, như dạ dày, ruột, bàng quang, hay niệu quản.
     

3. Thụ tinh nhân tạo (thụ tinh trong tử cung – IUI)

 

 

Ưu và nhược điểm của các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến - Ảnh 3.

 

 

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến.


Phương pháp này được thực hiện phổ biến khi người phụ nữ bị vô sinh hoặc nếu người đàn ông có số lượng tinh trùng thấp.
 

Thụ tinh nhân tạo là thụ tinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung được tiến hành bằng cách lọc rửa tinh trùng của nam giới (người chồng), sau đó bơm vào buồng tử cung của phụ nữ (người vợ) vào thời điểm phóng noãn (rụng trứng).
 

Phương pháp này giúp tinh trùng của người chồng gặp noãn của người vợ và thụ tinh tại ống dẫn trứng, từ đó dẫn đến thụ thai bình thường.
 

Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo có thể được phối hợp với chu kỳ kinh nguyệt của người vợ hoặc kết hợp sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản.
 

Tỷ lệ thành công: Phương pháp điều trị này có thể hơi khó dự đoán, đối với trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân, tỷ lệ mang thai có thể thấp tới 7%. Tuy nhiên, đây là một trong những tỷ lệ thành công cao hơn đối với tình trạng vô sinh cực độ và không rõ nguyên nhân.
 

Ưu điểm: Phương pháp điều trị này không quá xâm lấn và cơn đau phần lớn sẽ ở vùng bụng và sẽ kéo dài khoảng một ngày.
 

Nhược điểm: Một trong những nhược điểm lớn nhất của phương pháp điều trị này là nó không chỉ đắt tiền mà tỷ lệ thành công cũng không lớn.

4. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

 

 

Ưu và nhược điểm của các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến - Ảnh 4.

 

 

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp có tỷ lệ thành công cao.


Một trong những phương pháp điều trị vô sinh phổ biến và thành công nhất là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được khuyến khích và coi là một trong những cách tốt nhất để điều trị vô sinh.
 

Thụ tinh trong ống nghiệm là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể. Phôi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên.
 

Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là kỹ thuật đặc biệt giúp tinh trùng và trứng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm. Tinh trùng sau khi được lọc rửa, sẽ được cấy chung với trứng trong đĩa môi trường và để ủ trong tủ. Tinh trùng có thể đi xuyên vào trứng và xảy ra quá trình thụ tinh chỉ trong vài giờ đầu. Trong kỹ thuật này, trứng và tinh trùng gặp nhau, kết hợp với nhau một cách tự nhiên để tạo thành phôi.
 

Tỷ lệ thành công: IVF được coi là phương pháp thành công nhất để điều trị vô sinh. Tỷ lệ thành công như các phương pháp điều trị khác phụ thuộc phần lớn vào từng cá nhân và phản ứng của trứng với tinh trùng trong môi trường nhân tạo. Đối với IVF, tuổi tác là yếu tố chính. Đối với phụ nữ dưới 40 tuổi, tỷ lệ thành công trung bình là gần 40%, tỷ lệ này giảm dần khi bạn già đi và đến tuổi 43, tỷ lệ thành công giảm xuống gần 5%.
 

Ưu điểm: Nó có tỷ lệ thành công cao, ngoài ra, IVF phần lớn không xâm lấn bằng phẫu thuật.
 

Nhược điểm: Có khả năng thực tế là IVF dễ dẫn đến khả năng mang đa thai tăng đột biến. Ngoài ra, do sử dụng gonadotropin trước khi điều trị, quy trình này có thể dẫn đến phát ban gần chỗ tiêm. Một nguy cơ nữa là tình trạng gọi là hội chứng quá kích buồng trứng.
 

Ngoài ra, thụ tinh ống nghiệm có thể là một quá trình lâu dài và tốn kém.
 

5. Tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn (ICSI)

Đây là một thủ thuật được sử dụng để điều trị vô sinh ở nam giới, nó thường được sử dụng với IVF để tăng khả năng mang thai thành công.
 

Tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn là cách tiêm một tinh trùng khỏe mạnh trực tiếp vào trứng để tạo phôi. Kỹ thuật này được thực hiện để giúp thụ tinh cho các cặp vợ chồng vô sinh do nam giới có chất lượng tinh trùng kém, tinh trùng bị dị dạng hoặc thậm chí là không có tinh trùng trong tinh dịch hoặc các cặp vợ chồng đã thất bại nhiều lần trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) trước đó. Kỹ thuật này đã mang lại nhiều thành công cho các cặp vợ chồng hiếm muộn mong muốn có con.
 

Kỹ thuật ICSI được thực hiện tương tự như IVF, bắt đầu bằng việc người phụ nữ sẽ sử dụng thuốc để kích thích buồng trứng nhằm làm tăng số lượng trứng. Sau đó, số trứng này sẽ được chọc hút qua đường âm đạo dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm và trứng sẽ được nuôi cấy trong điều kiện thích hợp tại lab thụ tinh ống nghiệm. Sau khi lấy mẫu tinh dịch từ người chồng, mẫu sẽ được lọc rửa nhằm chọn lựa được những tinh trùng di động tốt, hình thái tốt. Sau đó, bằng cách sử dụng hệ thống vi tiêm hiện đại, một tinh trùng với hình thái và di động tốt sẽ được bắt bằng kim thủy tinh và tiêm trực tiếp vào trong trứng.
 

Tỷ lệ thành công: Quy trình này cực kỳ thành công với ít nhất 50% - 80% số trứng được thụ tinh. Cơ hội mang thai tương tự như các cặp vợ chồng sử dụng IVF không ICSI sau khi trứng được thụ tinh.
 

Ưu điểm: Tỷ lệ thành công cao là một lợi ích to lớn trong quy trình thụ tinh cho trứng.
 

Nhược điểm: Một trong những nhược điểm lớn nhất là sau khi trứng thụ tinh, cơ hội mang thai thành công vẫn giống như các cặp vợ chồng sử dụng IVF mà không có ICSI và rất tốn kém.
 

6. Tinh trùng và trứng hiến tặng

Hiến/tặng tinh trùng là một quy trình mà người đàn ông hiến tặng mẫu tinh dịch nhằm mục đích giúp đỡ thụ thai cho một phụ nữ đơn thân hoặc một cặp vợ chồng hiếm muộn.
 

Việc sử dụng tinh trùng hiến/tặng được gọi là sinh sản có sự hỗ trợ của người tình nguyện (sinh sản có bên thứ ba).
 

Sử dụng IVF, trứng được thụ tinh bằng tinh trùng của người hiến tặng hoặc trứng của người hiến tặng có thể được thụ tinh với tinh trùng của bạn tình. Thủ tục ngoài điều này giống như IVF thông thường. Tuy nhiên, có một thay đổi là với trứng hiến tặng, để chuẩn bị cho cơ thể trong quá trình mang thai, bác sĩ sẽ cung cấp loại thuốc bổ sung thường xuyên.
 

Tỷ lệ thành công: Sự thành công của thủ tục này phụ thuộc vào độ tươi của trứng và phôi. Với trứng hiến tặng tươi, tỷ lệ này có thể lên tới 50%, với trứng đông lạnh tỷ lệ thành công giảm xuống còn 38%.
 

Ưu điểm: Trứng và tinh trùng hiến tặng có mức độ thành công cao vì được lựa chọn.
 

Nhược điểm: Quá trình chọn trứng hoặc tinh trùng có thể kéo dài.
 

Một cặp vợ chồng đang thực sự mong muốn có con dễ cảm thấy chán nản nếu một trong hai người đang phải đối mặt với vấn đề vô sinh. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe cảm xúc và tinh thần, nhưng có những phương pháp điều trị sinh sản có thể hữu ích. Và nếu đang điều trị vô sinh, hãy tuân thủ hướng dẫn đầy đủ của bác sĩ.

 

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
U hạt rốn sơ sinh: Nguyên nhân và điều trị thế nào cho đúng cách?
4 điều cần biết về vitamin dành cho phụ nữ mang thai
3 dấu hiệu vô sinh ở nữ giới, chị em cần biết
Tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai: Nhiều mẹ bầu còn chủ quan
Lí giải tình trạng bị ngứa khi mang thai – nỗi lo chung của các mẹ bầu
Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên nhập viện?
Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khi mang thai?
Cẩn trọng biến chứng đái tháo đường thai kỳ
Tắc tia sữa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
Xem tất cả
Liên kết email