Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Hướng dẫn mẹ bầu rặn sinh đúng cách và đỡ đau hơn!
Ngày cập nhật:  14/09/2022 14:38:20
Rặn sinh là kỹ năng cần thiết khi mẹ bầu quyết định sinh thường. Không phải muốn rặn sinh lúc nào cũng được mà cần nương vào các cơn gò tử cung và kết hợp với điều chỉnh hơi thở.

 

 

Rặn sinh đúng cách giúp quá trình chuyển dạ nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Vì thế, Bau.vn hướng dẫn mẹ cách rặn hiệu quả để vượt cạn thành công.
 

Lựa chọn thời điểm rặn sinh dựa vào cơn gò tử cung
 

Vào thì thứ hai của quá trình chuyển dạ, các cơn gò tử cung sẽ kéo dài hơn và rút ngắn từ 1-3 phút. Với cường độ và tần suất cao sẽ khiến các mẹ thấy đau bụng dữ dội, khi đó chính là lúc em bé chuẩn bị chào đời, tận dụng những lúc này mẹ bầu cần rặn đúng cách và đúng lúc.
 

ran sinh


Trong một cơn co tử cung được chia thành 3 thì: thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. Thì có là bụng mẹ bầu căng cứng và xuất hiện các cơn đau dồn dập, tử cung bị co bóp mạnh. Thời gian nghỉ giữ các thì được gọi là thì nghỉ, khi này mẹ bầu cảm thấy đỡ đau bụng và tử cung ngừng co bóp, đó chính là thời gian để các mẹ nghỉ ngơi.
 

Ở thì co, mẹ bầu phải rặn hết ức và chọn thời điểm rặn để chuyển dạ diễn ra nhanh chóng và tốt đẹp. Nếu quá trình chuyển dạ lâu sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
 

Cách rặn khi sinh thường
 

Rặn sinh đúng cách giúp thai nhi nhanh chóng được đẩy ra ngoài, sản phụ tiết kiệm sức lực. Nếu rặn không đúng, quá trình sinh diên ra lâu khiến mẹ mất sức và em bé có thể ngại thở, lúc đó cần sự can thiệp của các phương pháp khác. Để rặn sinh đúng cách, mẹ bầu nên thực hiện theo các bước sau:
 

  • Nằm ở tư thế đầu cao một góc 45 độ, mông hơi cao lên. Hia chân đạp vào 2 bàn đỡ và 2 tay nắm chặt 2 thành của bàn sinh để tạo điểm tựa vững chắc.
  • Khi cảm nhận được các cơn gò tử cung, bạn cần hít sâu một hơi sau đó dồn hơi rặn mạnh để hơi xuống vùng bụng dưới và giúp đẩy em bé ra ngoài. Lưu ý, khi thai phụ cảm thấy hết hơi nhưng vẫn còn đau thì có thể hít vào hơi khác và rặn tiếp tục cho đến hết cơn gò. Rặn sinh cần cố gắng dồn hơi xuống vùng bụng và không nên phát ra âm thanh để tránh mất hơi.
  • Rặn khi các cơn gò tử cung đang diễn ra sẽ mang lại hiệu của cao nhất. Sự kết hợp giữa lực của các cơn gò và lực rặn của sản phụ sẽ giúp em bé ra đời nhanh chóng và tự nhiên.
  • Khi ở thì nghỉ, mẹ nên tranh thủ thư giãn, hít vào thở ra đều đặn, nhẹ nhàng lấy lại sức chuẩn bị cho các cơn gò tiếp theo. Không nên lo lắng kéo dài hay rặn trong thì nghỉ, vì sẽ làm bạn mất sức mà không hiệu quả.
     

ran sinh

 

Những lưu ý trong quá trình sinh thường
 

Đối với người lần đầu mang thai, quá trình rặn sinh sẽ kéo dài từ 30 đến 40 phút. Còn ở người sinh con từ lần 2 trở đi, quá trình này có theere ngắn hơn, thường từ 20-30 phút.
 

Trước khi đi sinh, thai phụ nên tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ và không nên căng thẳng hay lo lắng. Bởi mọi diễn biến đều có bác sĩ hỗ trợ chúng ta.
 

Nếu sinh lần đầu, tầng sinh môn khá chắc nên phần lớn các sĩ phải cắt tầng sinh môn để giúp đường ra của bé được rộng và dễ dàng hơn, hạn chế các sang chấn ở đầu em bé. Ngoài ra, cắt tầng sinh môn giúp tránh trường hợp tầng sinh môn rách tự do dẫn đến mất thấm mỹ, có nguy cơ ảnh hưởng đến hậu môn.
 

Những cơn đau kéo dài sẽ khiến các mẹ bầu lo lắng và trở thành nỗi ám ảnh, vì thế các sản phụ nên biết cách rặn sinh để rút ngắn thời gian chuyển dạ, giảm đau đơn. Nếu được hướng dẫn rặn đúng cách, em bé chào đời nhanh và hồi phục sau sinh cũng nhanh chóng hơn.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Vì sao điều trị trầm cảm ở phụ nữ mang thai lại quan trọng?
U nang buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Những dấu hiệu thai máy bất thường mà mẹ bầu cần biết, hãy kiểm tra khi mẹ vừa ăn no
Những trường hợp nào đang sinh thường phải chuyển sang sinh mổ?
5 hệ lụy khi bị rối loạn nội tiết tố nữ
Hiện tượng thai sinh hóa và những điều thai phụ cần biết
Những bệnh gây khó thụ thai ở phụ nữ, chị em chớ nên chủ quan!
Khắc phục tình trạng sức khoẻ sau khi cắt bỏ tử cung thế nào?
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Biến đổi xơ nang tuyến vú có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email