Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Biến đổi xơ nang tuyến vú có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?
Ngày cập nhật:  21/07/2022 08:29:31
Khi được chẩn đoán biển đổi xơ nang tuyến vú nhiều chị em lo lắng liệu có phải là khối u ác tính? Vậy biến đổi xơ nang tuyến vú là gì, có nguy hiểm không?

1.Biến đổi xơ nang tuyến vú hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 20-50
 

Biến đổi xơ nang tuyến vú là một biến đổi lành tính của tuyến vú bao gồm nhiều thay đổi ở mô vú phối hợp với nhau, điển hình là 5 loại biến đổi: ống tuyến vú giãn tạo nang tuyến vú, dị sản tế bào apocrine, mô đệm xơ hóa và bệnh tuyến tuyến vú (adenosis), lắng đọng canxi.
 

Bệnh hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 20 - 50 tuổi (50 - 60%) và sẽ gặp trong suốt cuộc đời, đặc biệt hay gặp nhất ở phụ nữ sau mãn kinh và phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone thay thế estrogen.

 

2.Triệu chứng của xơ nang tuyến vú?
 

Phần lớn biến đổi xơ nang tuyến vú không có triệu chứng nhưng một số trường hợp có biểu hiện sau:

-Xuất hiện khối hoặc mảng dày lên ở nhu mô vú

-Đau, căng tức vú đặc biệt ở giai đoạn giữa chu kỳ kinh đến ngay trước kỳ kinh nguyệt

-Các khối ở vú thay đổi về kích thước theo chu kỳ kinh nguyệt

-Có thể có tiết dịch núm vú: dịch màu vàng trong hoặc có màu nâu sẫm

-Thường xảy ra ở cả hai bên vú

 

 

Biến đổi xơ nang tuyến vú có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ? - Ảnh 2.

 

Mô tuyến vú bình thường Mô tuyến vú biến đổi xơ nang

 

 

 

3.Biến đổi xơ nang tuyến vú có nguy hiểm không?
 

Hầu hết các trường hợp là bình thường, không làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Những thói quen sinh hoạt có thể hạn chế diễn tiến của u xơ nang tuyến vú là :

-Tự kiểm tra vú thường xuyên hàng tháng để biết được mật độ vú bình thường như thế nào;

-Liên hệ bác sĩ nếu bạn thấy có triệu chứng của bệnh hoặc cảm thấy có gì đó khác trong quá trình tự kiểm tra vú;

Các biện pháp tự chăm sóc đơn giản ở nhà thường có thể làm giảm sự khó chịu do xơ hóa vú gây ra bằng cách dùng thuốc giảm đau nhưng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc áp dụng biện pháp chườm nóng tại chỗ, dùng nịt ngực thích hợp đặc biệt là lúc hoạt động mạnh.
 

4. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
 

Mặc dù không tăng nguy cơ ung thư vú nhưng khi bạn phát hiện thấy một khối u mới hoặc có vùng nhu mô vú dày lên nổi bật. Hoặc thấy có những vùng cụ thể bị đau liên tục hoặc trầm trọng hơn…cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
 

Ngoài ra thấy những bất thường ở vú, những mảng hoặc khối ở vú không thay đổi kích thước theo chu kỳ kinh nguyệt mà vẫn giữ nguyên kích thước hoặc có xu hướng to lên bất kể thời điểm nào… cũng cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
 

5. Chẩn đoán và điều trị xơ nang tuyến vú
 

Sau khi có biểu hiện các bác sĩ siêu âm vú sẽ phát hiện vị trí, số lượng, kích thước các khối u, sự tăng xơ của tuyến vú. Có thể chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): nếu thấy hình ảnh nghi ngờ cần chỉ định mổ sinh thiết.
 

Chụp X-quang vú (Mammography): phát hiện sớm ung thư vú qua dấu hiệu vi vôi hóa hoặc co kéo.

Về điều trị xơ nang tuyến vú người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học. Nên ăn nhiều thức ăn giàu vitamin nhóm B, Kali, Magiê như gạo lứt, trái cây, rau quả để giảm ứ nước, giảm các triệu chứng đau tức ngực. Cần tránh các thức ăn nhiều muối, nhiều chất béo, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
 

Thuốc giảm đau, Progestegrone, Tamoxifen, cần có chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật khi nang to và phát triển nhanh gây căng tức, nang vú bội nhiễm áp xe hóa, hoặc nghi ngờ ác tính.
 

Tóm lại: Xơ nang tuyến là một trong những dạng tổn thương lành tính thường gặp ở nữ giới, thường do sự rối loạn nội tiết tố nữ gây ra. Các mô vú hình thành nang xơ (các bao chứa dịch) có dạng bướu phẳng, cứng và di động. Những biến đổi này làm vú dày lên, đau và căng. Nang xơ có thể lan ra khắp vú, ở một khu vực, hay xuất hiện một hoặc nhiều bướu…. thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
 

Nguyên nhân biến đổi xơ nang tuyến vú


Tuyến vú được tạo nên từ 15 – 20 các thùy tuyến, mỗi thùy tuyến lại gồm nhiều tiểu thùy. Tương ứng với mỗi tiểu thùy đều có các ống tuyến sữa kết nối với nhau như những cành cây, đổ về các ống sữa chính. Các ống sữa chính này chạy tập trung về quầng vú và núm vú.
 

Nguyên nhân chủ yếu là do tăng nồng độ Estrogen nội sinh hoặc tăng sự nhạy cảm của tuyến vú với Estrogen nội sinh. Dưới sự tác động của Estrogen, các tế bào biểu mô tăng sinh trong các ống dẫn sửa nhỏ của các phân thùy, tạo thành các nang có kích thước to nhỏ khác nhau (0,2 – 1,5 cm).
 

Trong lòng nang chứa dịch tiết và các tế bào biểu mô bị bong ra. Dịch trong lòng ống tiết ra càng nhiều, kích thước nang càng lớn. Xung quanh nang hoặc giữa các nang tổ chức liên kết tăng sinh tế bào xơ làm cho nang vú xơ cứng, tổn thương lúc này được gọi là xơ nang vú.

 

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Nhau bám mặt trước và những điều mẹ bầu cần chú ý, đặc biệt thai phụ nhóm máu O
Đa nang buồng trứng và nguy biến khó lường
Tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai: Nhiều mẹ bầu còn chủ quan
Ung thư vú di căn khi nào và người bệnh cần làm gì?
Số lượng nang trứng nói lên điều gì về khả năng sinh sản?
Sa sinh dục và những hệ lụy không phải ai cũng biết
Mẹ bầu đừng chủ quan với các triệu chứng tiền sản giật nguy hiểm này
Tìm hiểu về bệnh pemphigus – bóng nước tự miễn ở phụ nữ mang thai
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim
Bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên ăn gì và kiêng gì cho phù hợp?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
Xem tất cả
Liên kết email