Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai: Nhiều mẹ bầu còn chủ quan
Ngày cập nhật:  03/07/2022 15:18:28
Vai trò của tiêm chủng để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh là rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu còn khá mông lung trong việc thông tin tiêm phòng vắc xin khi mang thai để ngăn ngừa các bệnh cho cả mẹ và bé.

 

Trước và trong thời kì mang thai, ngoài việc duy trì lối sống khoa học, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, lịch tiêm các mũi vắc xin phòng bệnh cho cả thai phụ và thai nhi là rất quan trọng. Việc tiêm vắc xin khi mang thai đầy đủ, đúng lịch giữ vai trò như một lá chắn bảo vệ bà mẹ mang thai và thai nhi trước các bệnh nguy hiểm. 

Tiêm vắc xin cho mẹ bầu có thực sự cần thiết?

Tiêm vắc xin cho mẹ bầu là những mũi tiêm được thực hiện đối với mẹ bầu trước và trong quá trình mang thai. Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ truyền các kháng thể cho bé và điều đó có nghĩa rằng khi mẹ biết cách phòng chống tiêm chủng phòng ngừa cho mình cũng chính là mẹ đang bảo vệ bé yêu ngay từ trong bụng mẹ và cả những tháng ngày sau khi sinh bé ra.

Việc tiêm phòng khi mang thai là hoàn toàn không bắt buộc và là điều tự nguyện. Tuy nhiên, nếu cơ thể người mẹ không được tiêm phòng đầy đủ thì các bé yêu sẽ rất dễ mắc các bệnh lý truyền nhiễm, có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí có thể dẫn đến việc bị sảy thai, sinh non. Vì vậy, trước khi mang thai, các mẹ nên có kế hoạch tiêm phòng ngừa vắc xin đầy đủ, hợp lý.




Nếu đã có thai nhưng vẫn chưa tiêm phòng, các mẹ bầu cần phải bổ sung một số loại vắc xin như ngừa cúm, viêm gan B. Riêng vắc xin phòng bệnh thủy đậu và vắc xin 3 in 1: sởi – quai bị – Rubella hoàn toàn không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai, các mẹ nên đi tiêm vắc xin này trước khi mang thai.

Thời gian tiêm vắc xin khi mang thai hợp lý nhất

1. Trước khi mang thai

  • Mũi tiêm 3 trong 1 (Sởi, quai bị, rubella): nên tiêm muộn nhất trước khi các mẹ có bầu từ 1 – 3 tháng.

  • Tiêm phòng viêm gan B: trước hoặc trong thời kì mang thai đều có thể tiêm vắc xin này. Tuy nhiên các mẹ vẫn nên tiêm trước khi có bầu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

  • Cúm: Có thể tiêm ở mọi thời điểm trước và trong thời kì mang thai nhưng các mẹ vẫn nên tiêm sớm trước khi mang bầu và nên lặp lại mũi tiêm hàng năm.



2. Trong khi mang thai

  •  Đối với thai lần đầu: Mẹ sẽ phải tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh uốn ván trong cả quá trình mang bầu. Mũi đầu sẽ tiêm tối thiểu từ 20 tuần. Mũi thứ 2 là mũi nhắc lại, nên tiêm cách mũi đầu tiên khoảng 1 tháng. Và phải đảm bảo rằng mũi 2 tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng.

  • Những lần có thai tiếp theo: chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần đầu mang thai mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.

Một số lưu ý tiêm vắc xin khi mang thai

Các mẹ cần lưu ý hiện tượng sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau vị trí tiêm. Nếu thấy hiện tượng bất thường, hãy thông báo cho bác sỹ để xử trí kịp thời.

  • Vắc xin phòng cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như hắt hơi, chảy nước, ngạt mũi sau 1 – 2 ngày tiêm vắc xin. Đây là dấu hiệu bình thường nên chị em không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự khỏi không cần dùng thuốc.

  • Trong trường hợp mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.

  • Tuyệt đối không tiêm phòng khi người đang bị sốt hoặc mắc bệnh cúm, viêm gan, các bệnh nhiễm trùng cấp tính,…

tiem vac xin khi mang thai

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Ung thư vú di căn khi nào và người bệnh cần làm gì?
Số lượng nang trứng nói lên điều gì về khả năng sinh sản?
Sa sinh dục và những hệ lụy không phải ai cũng biết
Mẹ bầu đừng chủ quan với các triệu chứng tiền sản giật nguy hiểm này
Tìm hiểu về bệnh pemphigus – bóng nước tự miễn ở phụ nữ mang thai
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim
Bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên ăn gì và kiêng gì cho phù hợp?
Tìm hiểu về loạn sản phổi và điều trị loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh
3 bệnh phụ khoa gây biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh
Đau cổ vai gáy khi mang thai - Khi nào là nghiêm trọng?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email