Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Mẹ bầu đừng chủ quan với các triệu chứng tiền sản giật nguy hiểm này
Ngày cập nhật:  26/05/2022 08:16:50
Chuẩn bị bước vào giai đoạn vượt cạn thiêng liêng, mẹ bầu cần cảnh giác trước chứng tiền sản giật với những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

 

Tiền sản giật hay gặp ở sản phụ mang thai sau 20 tuần và có huyết áp bình thường. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho cả sản phụ và em bé. Dưới đây là các triệu chứng tiền sản giật mẹ bầu không nên chủ quan.
 

Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai là gì?
 

Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tình trạng này gây ra do nhiễm độc thai nghén và thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và xuất hiện nhiều nhất từ tuần thứ 37, chiếm tỉ lệ khoảng 5-8% trong tổng số phụ nữ mang thai.
 

trieu chung tien san giat


Mẹ bầu nào có nguy cơ bị tiền sản giật?

  • Thừa cân, béo phì.
  • Cao huyết áp mạn tính.
  • Mắc một số bệnh như máu khó đông, bệnh thận, tiểu đường, lupus…
  •  Mang đa thai.
  • Có tiền sử mắc tiền sản giật ở lần mang thai trước.
     



  • Tiền sử gia đình có người mắc tiền sản giật.
  •  Mang thai muộn, khi đã ngoài 40 tuổi.
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai ít hơn 2 năm hoặc nhiều hơn 10 năm.
  • Có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn trong suốt thai kỳ.
     

Các triệu chứng cảnh báo tiền sản giật
 

3 triệu chứng  tiền sản giật chủ yếu

Có 3 triệu chứng chính của tiền sản giật là tăng huyết áp, tăng protein niệu và phù.

  • Cao huyết áp: Huyết áp 140/90 mmHg hoặc cao hơn.
  • Dư thừa protein trong nước tiểu: > 0,3g/l.
  •  Sưng (phù) tay, chân, mặt. Đây là triệu chứng cũng thường xảy ra ở nhiều mẹ bầu trong thai kỳ, do đó dễ khiến mẹ bầu bỏ qua.
     

trieu chung tien san giat


Một số triệu chứng tiền sản giật khác

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật mà mẹ bầu cần chú ý:

  • Đau bụng trên hoặc dưới xương sườn phía bên phải.
  • Tăng cân đột ngột, không rõ nguyên nhân, có thể tăng tới 2kg/tuần.
  •  Thường cảm thấy buồn nôn, nôn.
  • Thường xuyên đau đầu, chóng mặt.
  •  Lượng nước tiểu giảm sút.
  • Suy giảm thị lực, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng.
     

Những dấu hiệu kể trên cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác hoặc chỉ là thay đổi thông thường trong thai kỳ. Để chắc chắn nhất, mẹ bầu hãy đến khám ở những cơ sở y tế uy tín để khẳng định.
 

Tiền sản giật và các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi đừng nên chủ quan
 

Tiền sản giật là chứng bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi, cụ thể:

Biến chứng ở mẹ-Triệu chứng tiền sản giật

  • Tăng huyết áp.
  • Tăng nguy cơ bong nhau non.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
  • Gây các biến chứng nguy hiểm như suy giảm chức năng gan, rối loạn đông máu, hội chứng tán huyết.
  •  Suy thận cấp.
  •  Phù phổi cấp và suy tim cấp.
  • Tử vong.
     


Triệu chứng tiền sản giật thai kỳ- Biến chứng ở thai nhi

  •  Suy dinh dưỡng sau khi sinh ra.
  • Chết lưu hoặc tử vong ngay sau khi sinh do bị ngạt, chấn thương, chảy máu phổi…

Một số cách phòng ngừa tiền sản giật thai kỳ

Để phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật, mẹ bầu cần lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau:

1.Bổ sung đầy đủ DHA, EPA

DHA, BHA có nhiều trong cá hồi, súp lơ, quả óc chó, hạt vừng… để phòng ngừa tiền sản giật.

2.Bổ sung đủ canxi
 

Nên bổ sung canxi trong suốt thai kỳ để giảm tới 49% nguy cơ tiền sản giật ở những mẹ bầu có nguy cơ thấp và tới 82% ở những mẹ bầu có nguy cơ cao. Các thực phẩm giàu canxi gồm sữa, măng tây, đậu bắp, súp lơ xanh…
 

trieu chung tien san giat


3. Bổ sung vitamin D
 

Bổ sung vitamin D đầy đủ để giúp giảm 27% nguy cơ mắc tiền sản giật. Các sản phẩm giàu vitamin D như dầu gan cá, ngũ cốc nguyên hạt, nấm hương…
 

4.Tập thể dục thường xuyên
 

Đây cũng là biện pháp giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe và hạn chế tối đa nguy cơ bị tiền sản giật.
 

trieu chung tien san giat


5.Theo dõi sát sao thai kỳ
 

Nếu có bất thường, mẹ bầu nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
 

Tiền sản giật là tình trạng rất nguy hiểm đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Chính vì thế, phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là việc làm mà các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hy vọng nhưng kiến thức liên quan đến tiền sản giật trong bài viết trên có thể giúp ích cho bạn.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tìm hiểu về bệnh pemphigus – bóng nước tự miễn ở phụ nữ mang thai
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim
Bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên ăn gì và kiêng gì cho phù hợp?
Tìm hiểu về loạn sản phổi và điều trị loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh
3 bệnh phụ khoa gây biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh
Đau cổ vai gáy khi mang thai - Khi nào là nghiêm trọng?
Mẹ bầu bị ho ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Thụ tinh trong ống nghiệm không phải con đường duy nhất để điều trị vô sinh, hiếm muộn
Phụ nữ mang thai chưa được tiêm phòng vaccine COVID-19 dễ gặp biến chứng nghiêm trọng hơn
Chu vi vòng bụng thai nhi: Chỉ số liên quan chặt chẽ với trọng lượng thai nhi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email