Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Tìm hiểu về loạn sản phổi và điều trị loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh
Ngày cập nhật:  25/04/2022 08:09:52
Loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh phổi mãn tính của trẻ sơ sinh, thường xuất hiện ở những trẻ sinh non và có thể kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

Loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh phổi mạn tính. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, suy tim hay thậm chí là tử vong. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị loạn sản phổi ở trẻ em.

Loạn sản phổi và một số biến chứng đi kèm

Bệnh phổi mạn tính (CLD) còn được gọi là loạn sản phổi phế quản (bronchopulmonary dysplasia – BPD). Đây là hiện tượng đặc trưng bởi tình trạng biểu mô của các phế quản nhỏ bị sừng hóa và hoại tử, làm giảm chất hoạt động bề mặt (surfactant). Mô kẽ tăng sinh dạng sợi, dẫn đến hiện tượng xơ hóa phổi.

loan san phoi

BPD ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Xẹp phổi: Loạn sản phổi gây ra các tổn thương nhu mô phổi kéo dài, xẹp phổi. Thậm chí là mất chức năng phổi và không có khả năng hồi phục;

  • Suy tim: Trẻ bị loạn sản phổi được thở máy liên tục và kéo dài, dẫn đến hiện tượng tăng áp lực động mạch phổi. Từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng tim và có thể gây suy tim.

  • Tử vong: Trẻ sơ sinh bị loạn sản phổi sẽ lệ thuộc nhiều vào máy thở và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, tình trạng bệnh dễ chuyển biến xấu, diễn biến phức tạp và có nguy cơ tử vong cao.

Nguyên nhân thường gặp

Nguyên nhân của loạn sản phổi là thông khí áp lực dương với áp lực cao hoặc trong thời gian dài. Các yếu tố nguy cơ đáng kể bao gồm

  • Thông khí nhân tạo kéo dài
  • Thở O2 nồng độ cao
  • Nhiễm trùng (ví dụ, nhiễm khuẩn ối hoặc nhiễm khuẩn huyết)
  • Mức độ non tháng

loan san phoi


Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Bệnh khí phế thũng mô kẽ
  • Áp suất thở đỉnh
  • thể tích khí lưu thông cuối lớn
  • xẹp phế nang tái lại
  • Tăng sức cản đường thở
  • Tăng áp lực động mạch phổi
  • Nam giới
  • Chậm tăng trưởng trong tử cung
  • Gene di truyền nhạy cảm ngộ độc tai trong

Phương pháp điều trị

Nguyên tắc điều trị loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh là: Hỗ trợ hô hấp. Hạn chế dịch và sử dụng thuốc cho trẻ.

  • Hỗ trợ hô hấp: Cung cấp Oxy cho trẻ với nồng độ thấp nhất sao cho chỉ số SaO2 ở mức 90 – 95%. Nên lựa chọn phương pháp thở Oxy qua cannula, giảm dần lưu lượng Oxy và chuyển dần qua thở Oxy gián đoạn trước khi ngưng cho trẻ thở Oxy. Với những trẻ đang giúp thở, nên giảm áp lực đường thở ở mức thấp nhất, giữ PaCO2 ở mức 45 – 55mmHg và SaO2 ở mức 90 – 95% để tránh gây tăng thông khí phế nang;

  • Hạn chế dịch: Duy trì lượng dịch nhập vào cơ thể bé ở mức 130 – 150 ml/kg/ngày và tăng dần nếu tình trạng suy hô hấp của trẻ được cải thiện.

loan san phoi

  • Sử dụng thuốc

  • Theo dõi sức khỏe: Trong thời gian trẻ nằm viện, cần theo dõi chỉ số SaO2 thường xuyên (kể cả lúc trẻ bú, ngủ). Xét nghiệm khí máu khi cần thiết. Chú ý theo dõi trong giai đoạn còn giúp thở. Theo dõi ion đồ mỗi ngày. Theo dõi trong giai đoạn sử dụng thuốc lợi tiểu. HCT xét nghiệm kiểm soát nhiễm trùng thực hiện hàng tuần. Sau khi trẻ xuất viện, cần tái khám định kỳ để theo dõi hô hấp và sự phát triển bình thường trong thời gian 1 – 2 năm.

BPD là một bệnh nặng, điều trị khó khăn. Thậm chí nó có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng trầm trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Phụ huynh cần sớm xác định nếu trẻ mắc bệnh. Đồng thời phối hợp với bác sĩ trong việc điều trị bệnh.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
3 bệnh phụ khoa gây biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh
Đau cổ vai gáy khi mang thai - Khi nào là nghiêm trọng?
Mẹ bầu bị ho ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Thụ tinh trong ống nghiệm không phải con đường duy nhất để điều trị vô sinh, hiếm muộn
Phụ nữ mang thai chưa được tiêm phòng vaccine COVID-19 dễ gặp biến chứng nghiêm trọng hơn
Chu vi vòng bụng thai nhi: Chỉ số liên quan chặt chẽ với trọng lượng thai nhi
Sinh con bằng giác hút có ảnh hưởng gì đến trẻ hay không?
Thiếu máu, thiếu sắt ở bà bầu và hệ lụy
Nguyên nhân thai lưu thường gặp mẹ cần biết để ngăn ngừa rủi ro
Giải đáp thắc mắc tại sao siêu âm không thấy thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email