Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Thiếu máu, thiếu sắt ở bà bầu và hệ lụy
Ngày cập nhật:  28/02/2022 14:39:08
Khi mang thai, nếu chủ quan và không coi trọng chăm sóc và theo dõi thai kỳ, bà bầu có thể gặp hệ lụy là bị thiếu máu, thiếu sắt.



 Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất, tập trung chủ yếu ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

1. Vì sao phụ nữ mang thai cần phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt


Đối với bà bầu, nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng cao nhằm đáp ứng cho sự phát triển của bào thai, nhau thai và tăng khối lượng hồng cầu ở mẹ.


Sắt tham gia vào quá trình tạo ra huyết sắc tố Hemoglobin - sắc tố trong tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể. Ở phụ nữ có thai, bổ sung sắt là để tạo thêm máu cho cả mẹ và thai nhi. Lúc này, sắt là yếu tố cần thiết để đảm bảo quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể và chuyển qua nhau thai đến em bé.


Trong quá trình mang thai, tim của người mẹ phải hoạt động nhiều hơn bình thường để cung cấp máu nuôi dưỡng thai nhi. Kéo theo đó là thể tích máu cũng tăng 30 – 50% so với bình thường. Sự tăng thể tích máu này đòi hỏi cơ thể phải được nạp thêm lượng sắt và acid folic để tạo ra nhiều máu hơn cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Nếu không cung cấp đủ sắt, lượng huyết sắc tố cũng giảm theo. Điều này có thể làm giảm việc cung cấp oxy cho các tế bào và các cơ quan, từ đó có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

2. Nguyên nhân thiếu máu, thiếu sắt khi mang thai


Khi mang thai bà bầu bị nghén, mệt mỏi cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống hằng ngày không cung cấp đủ nhu cầu.


 



Thiếu máu khi mang thai xảy ra nhiều với thai phụ ở vùng nông thôn, vùng miền núi do điều kiện kinh tế còn khó khăn.

Phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai cũng gây thiếu máu khi mang thai nhiều hơn.

3. Dấu hiệu khi bị thiếu máu, thiếu sắt khi mang thai

Bệnh nhân bị thiếu máu thiếu sắt khi xét nghiệm máu thấy hemoglobin (Hb) dưới 10,5g/dl, serum ferritin dưới 30g/dl, độ bão hòa transferrin dưới 20%. Bà bầu nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sản để kịp thời bổ sung thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống khi có các dấu hiệu sau:

  •     Hay mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
  •     Cảm giác tim đập nhanh hơn bình thường mặc dù không gắng sức.
  •     Tóc bị rụng không nguyên nhân. Móng tay chân nhợt nhạt dễ bong, gãy.
  •     Da nhợt nhạt hoặc vàng.
  •     Khó thở.
  •     Hay bồn chồn, hồi hộp.
  •     Thèm ăn những đồ lạ mà trước đây không ăn.


4. Hệ lụy của việc phụ nữ mang thai thiếu máu, thiếu sắt


Như đã cảnh báo, thai phụ thiếu máu thiếu sắt nếu không được điều trị, bổ sung kịp thời thì ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cả mẹ và con. Với bà bầu sẽ bị sảy thai, bong nhau, tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ , tiền sản giật, băng huyết…khi thiếu máu, thiếu sắt.


Với thai nhi, trẻ sinh ra sẽ bị nhẹ cân, yếu. Thai nhi sinh non tháng. Khi điều trị bệnh thì bị kéo dài thời gian, dễ mắc bệnh hơn so với trẻ mà mẹ không bị thiếu máu, thiếu sắt.

Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra ảnh hưởng đến trí não, làm suy giảm khả năng học tập của trẻ sau này. Con của những bà bầu bị thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác khi đến tuổi trưởng thành.

5. Phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt

Để hạn chế thiếu máu, thiếu sắt ở bà bầu, không có giải pháp nào tối ưu hơn là phải đáp ứng đủ nhu cầu nặng lượng, các chất dinh dưỡng và chú trọng vào bữa ăn hằng ngày trong suốt  thai kỳ.

Thai phụ thiếu máu thiếu sắt nếu không được điều trị, bổ sung kịp thời thì ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cả mẹ và con.

Thai phụ thiếu máu thiếu sắt nếu không được điều trị, bổ sung kịp thời thì ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cả mẹ và con.

Bữa ăn hằng ngày cung cấp đủ các thành phần: đạm, sắt, vitamin. Đó là các chất có trong thịt, cá, lòng đỏ trứng gà, rau xanh, trái cây tươi.

Bổ sung các thực phẩm giàu acid folic như rau xanh, gan, thận, các loại nấm tươi, các loại đậu đỗ, hạt ngũ cốc…

Uống bổ sung chất sắt dạng viên hoặc dạng nước. Khi uống nên uống nhiều nước để tránh táo bón.

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Nguyên nhân thai lưu thường gặp mẹ cần biết để ngăn ngừa rủi ro
Giải đáp thắc mắc tại sao siêu âm không thấy thai
Rối loạn chức năng sàn chậu ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Ngừa nhiễm trùng trong thai kỳ để giảm rủi ro cho mẹ và thai nhi
Thai nhi 3 tuần tuổi: Kích thước như thế nào, phát triển ra sao?
Tăng thân nhiệt khi mang thai: Nhiệt độ cơ thể khi mang thai là bao nhiêu?
8 lý do bạn không nên can thiệp chuyển dạ sớm
Giải đáp thắc mắc nên hay không nên kiêng tắm sau sinh
U xơ tử cung có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị hiện nay
Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  15/02/2024- Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
  06/02/2024- Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
  08/01/2024- Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
  08/01/2024- Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
  04/01/2024- IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
  25/12/2023- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
  10/12/2023- Tiếp tục phát huy tốt sứ mệnh người Nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Xem tất cả
Liên kết email