Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
8 lý do bạn không nên can thiệp chuyển dạ sớm
Ngày cập nhật:  03/01/2022 09:31:49
Nếu như bà bầu gặp các vấn đề về sức khỏe bao gồm tiền sản giật, tiểu đường… thì bác sĩ sản khoa sẽ can thiệp chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, nếu không có vấn đề gì về sức khỏe thì tốt nhất là bạn nên chờ đến ngày dự sinh.


Gây rủi ro cho bé


can thiep chuyen da som

Theo số liệu thống kê, có tới 25% trẻ chào đời vào 37 – 39 tuần tuổi phải được chăm sóc trong lồng ấp khoảng 4, 5 ngày. Trong trường hợp bé sinh từ tuần thai 39 hoặc muộn hơn thì tỷ lệ nằm lồng ấp sẽ giảm xuống dưới 5%.

Can thiệp chuyển dạ sớm gây vấn đề về tăng trưởng và phát triển của bé

Trong trường hợp sinh quá sớm, bé sẽ phải nuôi trong lồng ấp. Nguyên nhân là bởi các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa phát triển toàn diện nên sẽ gặp khó khăn trong việc điều hòa thân nhiệt. Bên cạnh đó, việc bú mẹ cũng sẽ trở nên khó khăn vì trên thực tế , các bé sinh non thường nhỏ và yếu hơn so với các bé sinh đủ tháng. Được biết, sữa mẹ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé chống lại một số bệnh thông thường. Vì vậy, không bú được sữa mẹ sẽ khiến bé có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe cao hơn.

Bé có thể gặp các vấn đề về não bộ nếu can thiệp chuyển dạ sớm


can thiep chuyen da som

Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng mà bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định can thiệp chuyển dạ. Thông thường, não của bé ở tuần thai 35 chỉ nặng khoảng 2/3 so với trọng lượng của não ở tuần thai 40. Ngoài ra, kết quả của rất nhiều cuộc nghiên cứu cũng cho biết thành tích học tập trong tương lại của trẻ sinh đủ tháng thường cao hơn so với các bé sinh thiếu tháng. Việc sinh non sẽ làm tăng nguy cơ khiến bé mắc phải các vấn đề về học tập và hành vi. Theo số liệu, những đứa trẻ sinh ra trong khoảng tuần thai 34 đến 36 sẽ nguy cơ bị bại não gấp 3 lần so với những bé sinh đủ tháng.

Bé có thể gặp vấn đề về hô hấp

Phổi của thai nhi là một trong những cơ quan phát triển sau cùng. Chính vì thế, những bé sinh thiếu tháng sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về hô hấp cao hơn. Những bé sinh non 37 tuần sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng suy hô hấp, viêm phổi cao hơn so với các bé sinh ra ở tuần thai 39 – 40.

Can thiệp chuyển dạ sớm dẫn tới nguy cơ sinh mổ cao

can thiep chuyen da som


Can thiệp chuyển dạ trước thời gian dự sinh có thể dẫntới một chuỗi các vấn đề và cách giải quyết cuối cùng cho các vấn đề này chính là mổ lấy thai. Trong trường hợp mang thai lần đầu và sử dụng các biện pháp giục sinh thì bạn sẽ có nguy cơ sinh mổ khẩn cấp cao gấp 2 lần. Bên cạnh đó, sinh mổ sẽ khiến thời gian hồi phục sau sinh lâu hơn.

Chuyển dạ khó khăn

Khi can thiệp chuyển dạ sớm, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho mẹ sử dụng các loại thuốc giục sinh như prostaglandin (thuốc uống hoặc thuốc nhét âm đạo) để làm mềm cổ tử cung hoặc hormone tổng hợp oxytocin (Pitocin hoặc Syntocinon).

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể đề nghị sử dụng phương pháp lóc ối. Kết quả của các cuộc nghiên cứu cho biết những phụ nữ giục sinh bằng thuốc thường sẽ có những cơn co thắt mạnh hơn khi chuyển dạ so với sinh bình thường.

Nguy cơ biến chứng sau sinh cao

can thiep chuyen da som

Trên thực tế, tỷ lệ sinh mổ đang tăng lên đều đặn trong thời gian gần đây. Có nhiều bà bầu tin rằng sinh mổ sẽ dễ dàng hơn so với sinh thường, nhưng thực chất cũng không tốt hơn bao nhiêu. Sinh mổ sẽ khiến nguy cơ mắc phải các biến chứng cao hơn, có thể gây ra nhiễm trùng cũng như cần có thời gian hồi phục lâu hơn (từ 5 – 7 tuần).

Giục sinh cũng gây ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo của bạn. Nguyên nhân là bởi mổ lấy thai quá nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề bao gồm xuất huyết, nhiễm trùng, thậm chí là phải cắt bỏ tử cung, tổn thương ruột, bàng quang và tình trạng nhau thai bất thường.

Mối liên hệ giữa mẹ và bé sẽ bị gián đoạn

Trong trường hợp mẹ cần chăm sóc sau phẫu thuật hoặc em bé phải chăm sóc trong lồng ấp thì mẹ sẽ sẽ không thể ôm ấp bé ngay sau khi sinh. Kết quả của các cuộc nghiên cứu đã cho thấy, việc tiếp xúc da kề da sớm sẽ có tác động tích cực đến việc bú sữa mẹ, mối liên hệ giữa mẹ và con cũng sự ổn định nhịp tim và hô hấp của đứa trẻ mới chào đời. Ngoài ra, các biến chứng trong khi sinh cũng có thể dẫn tới tình trạng trầm cảm sau sinh, cản trở sự gắn kết giữa mẹ và bé.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tăng thân nhiệt khi mang thai: Nhiệt độ cơ thể khi mang thai là bao nhiêu?
Giải đáp thắc mắc nên hay không nên kiêng tắm sau sinh
U xơ tử cung có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị hiện nay
Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Bệnh viêm loét đại tràng ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?
Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Bệnh thủy đậu khi mang thai, nguy hiểm thế nào?
Nguy cơ sinh non ở những phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 nặng
Phù chân khi mang thai có phải là một dấu hiệu bất thường không?
Bà bầu huyết áp thấp cần lưu ý những gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email