Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Bệnh “mở khóa đầu” ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Ngày cập nhật:  08/06/2021 09:22:52
Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?


 

Thuật ngữ mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh được sử dụng từ lâu, dùng để chỉ một căn bệnh đặc biệt xảy ra với những đứa trẻ mới sinh được vài ngày.

Bệnh “mở khóa đầu” là gì?

Biểu hiện mở khóa đầu đó là trẻ bỏ bú, khóc dai dẳng hoặc ngủ li bì. Đặc biệt, hộp sọ của trẻ bị nứt dọc theo đầu, chia đầu ra thành 2 phần. Thông thường, vị trí nứt dọc kéo dài từ đường giữa 2 lông mày cho tới gáy, khoảng cách giữa 2 hộp sọ bị tách ra và nhìn rõ khoảng cách. Tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau mà khoảng cách rộng hay hẹp. Theo nhiều người giải thích việc hộp sọ nứt dọc là do hộp sọ chưa phát triển toàn diện trong thai kỳ nên khi sinh ra trẻ chưa thể tự hoàn thiện.

mo khoa dau


Khi gia đình có con gặp phải các dấu hiệu như trên, người dân đều cho rằng trẻ bị mở khóa đầu, họ thường tự chữa theo cách dân gian như đốt ngải (đốt lá ngải khô, hơ vào huyệt trên cơ thể trẻ sơ sinh), đắp thuốc vào thóp của trẻ… Tuy nhiên, đây là biện pháp sai lầm, cần phải thay đổi trong quá trình chăm trẻ sơ sinh.

Việc đốt ngải, đắp thót cho trẻ có thực sự tốt?

Việc đốt ngải, đắp thuốc như vậy rất nguy hiểm bởi trẻ sơ sinh còn rất non nớt, nếu điều trị không đúng cách rất dễ dẫn đến xuất huyết não, giãn thành mạch. Việc trẻ đang ngủ li bì, khi đắp thuốc, đốt ngải trẻ sẽ tỉnh và khóc có thể là do phản xạ tự nhiên của trẻ mà thôi.

mo khoa dau


Qua tìm hiểu gia đình các bệnh nhi có con nhập viện vì nhờ thầy lang chữa “mở khoá đầu” được biết, có một số thầy lang không ngại tuyên truyền về bệnh “mở khoá đầu” cũng như quảng bá “tay nghề” của mình trong chữa trị bệnh này.

Người nọ truyền tai người kia, những lời đồn thổi, thêm thắt của người dân về căn bệnh này càng khiến nó trở nên bí hiểm, kì lạ trong mắt nhiều người, nhất là với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, dân trí còn hạn chế.

Cách điều trị bệnh “mở khóa đầu”

Lý giải hiện tượng này, nhiều bác sĩ cho rằng: Trong y văn không hề có bệnh nào gọi là “mở khoá đầu”. Trẻ sơ sinh có các biểu hiện trên có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau, như viêm não, viêm màng não, rối loạn tiêu hoá. Để xác định nguyên nhân vì sao trẻ bị như vậy, các gia đình cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán, điều trị sớm; tránh việc sau khi chữa bằng kinh nghiệm dân gian không khỏi mới đưa đi Bệnh viện thì đã muộn. Chúng ta nên thay đổi cách nhìn nhận sai lầm về căn bệnh “mở khoá đầu” và cách chăm sóc trẻ sơ sinh, đảm bảo cho trẻ được chăm sóc, chữa trị một cách khoa học, hiệu quả.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén, nguyên nhân và cách điều trị
Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
U nang buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Sinh đa thai là gì? Những điều mà mẹ cần biết về sinh đa thai?
Tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu và thai nhi
Viêm âm đạo và những biến chứng ảnh hưởng đến sinh sản
Băng huyết sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
97% trẻ không hợp sữa có 1 trong 5 dấu hiệu sau, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ
Bệnh rubella ở trẻ: Những điều mà cha mẹ cần lưu ý!
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email