Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ
Ngày cập nhật:  01/06/2021 09:01:18
Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
 

Theo ước tính có tới 20% thai phụ bị thiếu máu thai kỳ. Điều này chứng tỏ đây là tình trạng khá phổ biến. Chính vì thế Bau.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi. Từ đó, các mẹ có biện pháp cải thiện sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Các dạng thiếu máu thai kỳ

1. Bà bầu thiếu máu do sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu. Sắt là một khoáng chất có trong các tế bào hồng cầu. Có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến bộ phận còn lại của cơ thể, cũng như giúp cơ bắp lưu trữ, sử dụng oxy. Khi cơ thể không có đủ chất sắt cần thiết, bạn sẽ thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút.

2. Thiếu máu thai kỳ do folate

Folate hay còn gọi là axit folic, là một loại vitamin B tan trong nước, có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi khi mang thai.

thieu mau thai ky


Ngoài ra, axit folic còn tạo ra các hồng cầu mới và DNA, phục vụ cho quá trình phát triển của thai nhi. Chế độ dinh dưỡng thiếu axit folic có thêt khiến số lượng hồng cầu sụt giảm.

3. Thiếu máu thai kỳ do thiết vitamin B12

Vitamin B12 là yếu tố cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Những tế bào sẽ mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Nếu số lượng tế bào hồng cầu bị thiếu hụt, các mô và cơ quan của bạn không thể nhận đủ oxy để phục vụ cho hoạt động thường ngày cũng như hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện.

Thiếu máu thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Vai trò của hemoglobin là mang oxy theo dòng máu đi đến cung cấp cho các chuyển hóa tạo năng lượng tại từng tế bào, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não, tim.

Ở người bình thường, tình trạng thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, kém tập trung… Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh về tim mạch… Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, thiếu máu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, mà còn có ảnh hưởng đến thai nhi rất lớn.

1. Đối với sản phụ

Thiếu máu dễ dẫn đến sảy thai trong tam cá nguyệt đầu hay thai lưu hoặc vỡ ối sớm, nhau bong non, sinh non trong tam cá nguyệt cuối. Đồng thời, giai đoạn thai kì cũng phải đối diện với nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật – sản giật, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm; giai đoạn chuyển dạ dễ bị chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản.

thieu mau thai ky


Thiếu máu thai kỳ sẽ khiến cơ thể người mẹ bị suy kiệt bởi không đủ lượng máu để nuôi thai nhi. Ngoài ra, gây các về đầu đau đầu, chóng mặt, tiền đình…

2. Đối với thai nhi

Tình trạng suy dinh dưỡng bào thai thường gặp khi mẹ bị thiếu máu thai kỳ. Trẻ sinh ra hay bị nhẹ cân, sinh non tháng, vàng da sau sinh, thời gian điều trị dưỡng nhi kéo dài.

thieu mau thai ky


Bên cạnh đó, con của những bà mẹ thiếu máu trong thai kỳ sẽ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn trẻ khác về sau này. Mặt khác, nếu chế độ ăn uống còn thiếu acid folic kèm theo có thể gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi như tật vô sọ, cột sống chẻ đôi; thiếu i-ốt làm con sinh ra bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần – trí tuệ…

Chính vì vậy, việc duy trì hemoglobin trong giới hạn sinh lý là rất quan trọng ở dân số bình thường nói chung, các phụ nữ mang thai nói riêng. Đồng thời, thai kỳ có thiếu máu thiếu sắt sẽ được xem là một thai kỳ nguy cơ cao.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
U nang buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Sinh đa thai là gì? Những điều mà mẹ cần biết về sinh đa thai?
Tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu và thai nhi
Viêm âm đạo và những biến chứng ảnh hưởng đến sinh sản
Băng huyết sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
97% trẻ không hợp sữa có 1 trong 5 dấu hiệu sau, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ
Bệnh rubella ở trẻ: Những điều mà cha mẹ cần lưu ý!
Phụ nữ mang thai bị liệt dây thần kinh số 7 thì nên làm gì?
Nước ối đục có sao không? Gây nguy hiểm cho thai nhi như thế nào?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email