Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý
Ngày cập nhật:  06/06/2023 09:59:06
Trẻ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khi mắc tình trạng vàng da bệnh lý. Chính vì vậy, phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và bệnh lý là rất quan trọng

 

Làm sao để biết vàng da sơ sinh?
 

Hiện tượng vàng da sơ sinh rất dễ nhận biết bằng mắt thường bằng nơi có đủ ánh sáng. Để phát hiện vàng da ở trẻ, cha mẹ nên nhìn trẻ bằng ánh sáng mặt trời (không nên nằm phòng tối và nhìn trẻ bằng ánh sáng đèn sẽ không phát hiện kịp thời).
 

Quan sát màu da của trẻ mỗi sáng để phát hiện mức độ vàng da (ít nhất là liên tục trong 2 tuần đầu sau sinh). Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Vàng da là bệnh lý khi vàng da sớm từ 1-2 ngày tuổi, vàng da tăng nhanh mỗi ngày, hoặc vàng da nhiều (vàng da đến cẳng tay, cẳng chân).
 

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý
 

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, vàng da sơ sinh được chia thành 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Đối với vàng da sinh lý thường sẽ tự hết sau một thời gian ngắn và không gây nguy hiểm gì đến trẻ. Tuy nhiên, vàng da bệnh lý lại có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ khiến trẻ bị co giật, hôn mê.
 

1. Vàng da sinh lý
 

Vàng da sinh lý thường gặp sau khi trẻ sinh được 24 giờ và sẽ tự mất đi trong một thời gian ngắn. Thường sẽ biến mất trong khoảng 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và ít nhất 2 tuần với trẻ thiếu tháng.
 

vang da so sinh


Biểu hiện

Trẻ bị vàng da sinh lý chỉ có các biểu hiện vàng da đơn thuần mà không kèm theo triệu chứng nào bất thường như lừ đừ, thiếu máu, bỏ bú, gan lách to…

Ngoài ra, nước tiểu của bé có màu vàng hoặc sẫm vàng.

Nồng độ Bilirubin trong máu đối với trẻ sơ sinh được quy định là dưới 14mg đối với trẻ thiếu tháng và dưới 12mg đối với trẻ đủ tháng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng Bilirubin trong máu cũng không được vượt quá 5mg/24 giờ.

Khi gan của trẻ đã phát triển hơn (khoảng 2 tuần tuổi) và hoạt động lọc thải tốt hơn thì tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất.
 

2. Vàng da sơ sinh do bệnh lý
 

Trong 24 giờ đầu sau khi sinh, vàng da sơ sinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.

Tình trạng vàng da của trẻ liên quan đến các yếu tố bệnh lý.
 

vang da so sinh


Biểu hiện

Tình trạng vàng da đậm, xuất hiện sớm và không biến mất sau 1-2 tuần.

Xuất hiện toàn thân từ lòng bàn tay, chân đến cả mắt.

Co giật, lừ đừ, bé bỏ bú…

Nồng độ Bilirubin khi xét nghiệm tăng cao bất thường.

Không giống với vàng da sinh lý có thể tự khỏi, vàng da bệnh lý có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, trẻ có thể bị tổn thương não suốt đời, thậm chí tử vong nếu gặp phải biến chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin không được đào thải thấm vào não.
 

Một số bệnh lý có thể xuất hiện

Các bệnh lý có biểu hiện như vàng da: gan mật bẩm sinh, tan máu, nhiễm virus bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé…

Để có kết luận chính xác nhất về tình trạng của bé, các bậc cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ có các biểu hiện vàng da.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Giải đáp thắc mắc về giấc ngủ lý tưởng dành cho trẻ
Tuân thủ được những nguyên tắc này, mẹ thoải mái tắm rửa sau sinh mà vẫn khỏe mạnh
Bí tiểu sau sinh: Làm sao để khắc phục điều này trong thời gian kiêng cữ
Giải đáp thắc mắc trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không?
Những cách giúp mẹ khắc phục khi đau vết mổ sau sinh 1 tháng
Bí quyết giúp mẹ kiểm soát tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh hiệu quả
Trẻ sơ sinh nằm sấp có nguy hiểm không? Những tác hại và lợi ích khi cho trẻ nằm sấp
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ: Con đường lây nhiễm và cách điều trị
Những dấu hiệu phổ biến ở da trẻ sơ sinh mà mẹ cần đặc biệt lưu ý
Thoát vị rốn sơ sinh: Dấu hiệu và những điều cha mẹ cần biết
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  29/04/2024- Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Xem tất cả
Liên kết email