Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Tuân thủ được những nguyên tắc này, mẹ thoải mái tắm rửa sau sinh mà vẫn khỏe mạnh
Ngày cập nhật:  02/03/2023 08:42:01
Mẹ tắm đúng cách sẽ vừa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

 
 

Theo quan niệm trước đây, phụ nữ sau sinh phải có ít nhất một tháng “ở cữ”, kiêng tắm rửa và ra ngoài để giữ gìn sức khỏe và có thời gian cho cơ thể hồi phục. Nhiều người xưa còn cho rằng nếu mẹ sau sinh không chịu kiêng cữ, tắm rửa, gội đầu sớm thì sau này về già sẽ bị ốm yếu, đau nhức người.
 

Tuy nhiên theo quan điểm khoa học thì ngược lại, mẹ sau sinh nên tắm rửa, làm sạch cơ thể sớm để loại bỏ những chất bẩn còn sót lại sau ca sinh, phòng tránh nhiễm trùng cho cả mẹ và em bé.
 

Nhưng sự thật là trong khoảng thời gian sau sinh, người mẹ khá yếu ớt và nhạy cảm nên để tránh nhiễm lạnh, đảm bảo sức khỏe, mẹ cần lưu ý 4 vấn đề dưới đây.
 

1. Tránh làm ướt vết mổ, vết rạch tầng sinh môn

Mẹ đẻ mổ khi tắm cần băng vết mổ, mẹ đẻ thường cũng phải chú ý vết khâu tầng sinh môn để tránh nước vào gây nhiễm trùng. Tốt nhất thời điểm này mẹ nên tắm vòi hoa sen thay vì bồn tắm. Vòi hoa sen không chỉ giúp mẹ làm sạch cơ thể mà còn tránh được nguy cơ nhiễm trùng.
 

Tuân thủ được những nguyên tắc này, mẹ thoải mái tắm rửa sau sinh mà vẫn khỏe mạnh - ảnh 1

 

Mẹ sau sinh hoàn toàn có thể tắm rửa nhưng cần tránh làm ướt vết mổ kẻo nhiễm trùng.

2. Chú ý đến thời gian tắm

Cơ thể mệt mỏi, được tắm nước nóng khiến mẹ rất dễ chịu nhưng các mẹ cũng đừng quá tham lam mà tận hưởng nhé. Bởi lúc này cơ thể vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, tắm lâu quá sẽ khiến cơ thể kiệt quệ, thậm chí có thể chóng mặt, buồn nôn. Các mẹ nên kiểm soát thời gian tắm, tốt nhất là khoảng 10 phút.
 

3. Chú ý nhiệt độ nước

Cơ thể mẹ mới sinh còn khá yếu. Do đó thời điểm sau sinh khi tắm mẹ cần chú ý nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng nhất là bằng với nhiệt độ cơ thể, khoảng 37 độ C. Mẹ tắm nước quá lạnh sẽ dễ bị cảm, còn nước quá nóng cũng có thể gây khô da hay thậm chí là sốc nhiệt.
 

Tuân thủ được những nguyên tắc này, mẹ thoải mái tắm rửa sau sinh mà vẫn khỏe mạnh - ảnh 2

Nhiệt độ nước tắm thích hợp cho mẹ là 37 độ C.


4. Giữ ấm sau khi tắm

Sau khi tắm xong, các mẹ phải giữ ấm tốt, dùng khăn lau khô người và tóc kịp thời, mặc quần áo trước khi ra ngoài để tránh nhiễm lạnh. Mẹ cũng nên mặc quần áo dài, tránh bước ngay vào phòng điều hòa sau khi tắm kẻo có thể bị nhiễm lạnh, cảm sốt.
 

Tuân thủ được những nguyên tắc này, mẹ thoải mái tắm rửa sau sinh mà vẫn khỏe mạnh - ảnh 3

Sau khi tắm, mẹ nên lau khô người và giữ ấm cơ thể.


Thời gian ở cữ là giai đoạn mẹ bầu tìm hiểu về các lời khuyên kiêng cữ sau sinh. Nhưng không phải kinh nghiệm dân gian nào cũng đúng hoàn toàn, nhất là chuyện tắm rửa sau sinh. Với những lời của Bầu, hy vọng mẹ sẽ tắm rửa đúng cách để tinh thần thoải mái và nhanh hồi phục sức khỏe.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bí tiểu sau sinh: Làm sao để khắc phục điều này trong thời gian kiêng cữ
Giải đáp thắc mắc trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không?
Những cách giúp mẹ khắc phục khi đau vết mổ sau sinh 1 tháng
Bí quyết giúp mẹ kiểm soát tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh hiệu quả
Trẻ sơ sinh nằm sấp có nguy hiểm không? Những tác hại và lợi ích khi cho trẻ nằm sấp
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ: Con đường lây nhiễm và cách điều trị
Những dấu hiệu phổ biến ở da trẻ sơ sinh mà mẹ cần đặc biệt lưu ý
Thoát vị rốn sơ sinh: Dấu hiệu và những điều cha mẹ cần biết
Phụ nữ sau sinh nên ăn quả gì và ăn bao nhiêu là đủ?
Trang bị kiến thức về các bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ nhỏ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email