Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Điều trị táo bón sau sinh tại nhà mang lại tác dụng nhanh chóng
Ngày cập nhật:  14/04/2022 08:07:30
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón sau sinh, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của người mẹ.

 

Điều trị táo bón sau sinh tại nhà như thế nào?

Trong hầu hết trường hợp, việc các bà mẹ mới sinh không đi ngoài vài ngày sau khi sinh là điều bình thường và có thể cải thiện sau vài ngày đến 1 tuần. Nếu mức độ không nghiêm trọng thì bạn có thể trị táo bón sau sinh tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản dưới đây.

tao bon sau sinh


1. Uống nhiều nước

Cơ thể sau sinh có thể dễ mất nước vì một số lý do nên chị em đừng quên việc uống đủ 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Hơn nữa, việc uống nhiều nước có lợi trong điều trị táo bón vì chất xơ từ thực phẩm bạn ăn sẽ hấp thụ lượng nước mà bạn uống. Từ đó giúp làm mềm phân và bạn sẽ dễ đi ngoài hơn. Bên cạnh bổ sung nước lọc, chị em có thể chọn thêm một số loại trà thảo mộc cũng rất hữu ích trong việc trị táo bón sau sinh tại nhà.

tao bon sau sinh


2. Bổ sung thức ăn giàu chất xơ để cải thiện táo bón sau sinh

Tình trạng táo bón sau sinh không quá đáng sợ và khó cải thiện như bạn nghĩ. Chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống sau sinh có thể giúp cơ thể mẹ sớm trở lại như bình thường. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón sau sinh hiệu quả, chị em nên ăn đủ bữa với chế độ ăn giàu chất xơ gồm ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, trái cây tươi và rau củ quả.

tao bon sau sinh


Trong đó, bạn nên ăn nhiều một số trái cây như táo, nho, mận… vì chúng có chứa sorbitol, thành phần giống như thuốc nhuận tràng tự nhiên. Việc bổ sung trái cây giàu sorbitol vào chế độ ăn có thể giúp ích rất nhiều trong việc làm dịu tình trạng táo bón.

3. Vận động nhẹ nhàng sau sinh

Sau khi sinh nhiều chị em thường có xu hướng lười vận động vì e ngại khi vận động sẽ khiến vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn gây đau. Tuy nhiên, việc không vận động sẽ khiến tình trạng táo bón trở nên tệ hơn, thậm chí là dẫn đến bệnh trĩ. Vì vậy, thay vì chỉ ngồi và nằm, các mẹ nên chọn một hình thức vận động nhẹ nhàng để thực hiện ngay khi cảm thấy khỏe lại.


Trong đó, đi bộ chính là hoạt động được khuyến khích nhiều nhất dành cho mẹ muốn trị táo bón sau sinh tại nhà. Bạn có thể đi bộ những đoạn ngắn trong sân hoặc trong khu phố bạn sinh sống. Vận động nhẹ nhàng vừa tốt cho sức khỏe tổng thể vừa giúp bạn cải thiện chứng táo bón hiệu quả hơn.

4. Không nên trì hoãn giải quyết “nhu cầu”

Nhiều mẹ thường e ngại việc đi ngoài trong vài ngày đầu sau sinh vì sợ đau nơi vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn. Thế nhưng, lời khuyên là bạn không nên nhịn đi ngoài khi có nhu cầu. Bởi vì việc trì hoãn thường khiến phân càng trở nên cứng hơn và gây táo bón nặng hơn. Do đó, bất cứ khi nào bạn cảm thấy muốn “đi” thì đừng nên trì hoãn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.


Các mẹ chú ý

Tình trạng táo bón sau sinh có thể là bình thường và cải thiện được thông qua chế độ ăn uống và lối sống. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể ở một mức độ nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám nếu gặp một trong những trường hợp sau:

  • Đi ngoài với phân có lẫn máu hoặc chất nhầy.
  • Bạn bị táo bón xen kẽ với tiêu chảy.
  • Chảy máu trực tràng quá mức, có thể kèm theo đau trực tràng dữ dội.
  • Đau đáy chậu, đau và sưng phồng lên trong âm đạo hoặc âm hộ.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Bạn không đi ngoài sau hơn 3 ngày kể từ khi sinh con.

Táo bón sau sinh là vấn đề bình thường và phổ biến, bạn có thể áp dụng những mẹo trên để nhanh chóng vượt qua vấn đề này.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Giải đáp thắc mắc: Mẹ cần chú ý những gì sau khi sinh con?
Mẹ cần tránh 5 sai lầm này khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm
Mách mẹ cách trị đái dầm cho trẻ hiệu quả, an toàn không cần dùng thuốc
Mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thật khoa học?
Phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Tại sao trẻ khóc đêm? Mẹo giúp trẻ có giấc ngủ ngon, liền mạch
Tiểu đường ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh
Cảnh giác với biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ
Điểm danh những nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa và cách phòng ngừa
6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
  03/09/2024- Tại sao phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
  03/09/2024- Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý
  27/08/2024- Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra xuất huyết tử cung khi mang thai
  26/08/2024- Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?
  07/08/2024- Tác động của HIV và STI đến khả năng sinh sản
  07/08/2024- Ra khí hư màu vàng khi mang thai có nguy hiểm?
Xem tất cả
Liên kết email