Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Ngày cập nhật:  30/07/2021 09:48:58
Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng rất hay gặp trẻ mới sinh cho đến 28 ngày tuổi. Do mới sinh nên hệ thống miễn dịch cơ quan phòng vệ của cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, nhất là trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng.
 

 


Bệnh lý nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Nguồn lây bệnh cho trẻ có thể từ mẹ, người chăm sóc trẻ hay từ môi trường xung quanh trẻ qua da, rốn, đường hô hấp, tiêu hóa…gây bệnh lý nhiễm trùng thường gặp như nhiễm trùng da, nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm ruột, viêm màng não…

Nguyên nhân do da trẻ sơ sinh còn mỏng nên chức năng bảo vệ chưa tốt, ngoài ra còn do sức đề kháng trẻ sơ sinh kém và sự thiếu hiểu biết của gia đình và người chăm sóc trẻ khi chăm sóc trẻ không đúng cách gây tổn thương cho trẻ. 

Để hạn chế bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh 

Do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, vì vậy trẻ cần dinh dưỡng tốt để tăng sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc tác nhân gây bệnh và chăm sóc vệ sinh trẻ thật tốt là cách để hạn chế bệnh nhiễm trùng cho trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh tốt nhất là nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mẹ phải ăn uống khoa học để sữa mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Sữa mẹ ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn chứa các kháng thể giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Trẻ cần tắm rửa mỗi ngày để làm sạch da, hạn chế nhiễm trùng và giúp trẻ thoải mái

Bên cạnh đó, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc nguồn lây nhiễm trùng. Mẹ và người chăm sóc bé phải vệ sinh sạch sẽ như tắm rửa mỗi ngày không nên kiêng cữ và rửa tay thường xuyên trước khi tiếp xúc trẻ.

Để trẻ không được tiếp xúc với nguồn nguy cơ lây nhiễm nên khi ba mẹ hay người chăm sóc trẻ bị sốt, ho, cảm cúm hay các bệnh lý nhiễm trùng khác không nên trực tiếp chăm sóc trẻ vì nguy cơ lây bệnh cho trẻ. Nếu buộc phải chăm sóc vì không có người thay thế cần đảm bảo mang khẩu trang, rửa tay đúng cách khi chăm sóc trẻ. Để làm được việc này tốt nhất hạn chế người vào thăm trẻ cũng là cách hạn chế nguồn lây bệnh.

 Các dụng cụ cần tiệt khuẩn bằng luộc nước sôi hay hấp trước khi cho trẻ dùng như ly, thìa, bình sữa. Các đồ dùng cho trẻ như khăn, quần áo, chăn, gối phải sạch sẽ và nên thay thường xuyên.

 Vệ sinh cho trẻ như thế nào?

Trước hết phòng ngủ phải thoáng mát, sạch sẽ, ít ồn ào, ánh sáng vừa phải. Vệ sinh chăm sóc trẻ mỗi ngày đúng cách. Trẻ cần tắm rửa mỗi ngày để làm sạch da, hạn chế nhiễm trùng và giúp trẻ thoải mái. Không nên ủ ấm trẻ quá mức, do dịch bệnh COVID-19 không nên cho trẻ ra ngoài nếu tắm nắng cần qua cửa sổ để bổ sung vitamin D uống mỗi ngày. Chú ý thay tã thường xuyên để hạn chế tình trạng hăm da vùng mang tã.

Đối với việc chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh cần chú ý. Rốn khi chưa rụng và sau rụng còn tiết dịch phải chăm sóc đúng cách mỗi ngày bằng nước muối sinh lý để hạn chế nhiễm trùng. Rốn chưa rụng cần để thoáng không băng rốn và quấn tả dưới rốn. Không tự ý bôi chất lạ vào rốn trước khi hỏi ý kiến của bác sĩ.

Đối với việc chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh cần chú ý.

Việc chăm sóc mắt trẻ sơ sinh cũng được lưu ý, vì  mắt trẻ sơ sinh sau khi sinh có thể tiết ít ghèn do phản ứng với thuốc nhỏ mắt phòng ngừa nhiễm trùng mắt sau sinh. Cần rửa mắt trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% và lau mắt trẻ bằng gòn vô trùng.

Một số trẻ còn tiết ghèn ít hay chảy nước mắt sống kéo dài có thể trẻ bị tắc lệ đạo bẩm sinh. Trẻ cần rửa mắt với nước muối sinh lý mỗi ngày để làm sạch. Không tự ý dùng thuốc hay nhỏ mắt bằng chất lạ trước khi hỏi ý kiến bác sĩ.

Trẻ sơ sinh dễ bị viêm kết mạc sau khi sinh do các tác nhân như lậu, tụ cầu, chlamydia…Do đó khi mắt trẻ sưng đỏ hay có ghèn mủ nhiều phải đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị.

 

 


ThS. BS Nguyễn Thị Kim Suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tại sao trẻ khóc đêm? Mẹo giúp trẻ có giấc ngủ ngon, liền mạch
Tiểu đường ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh
Cảnh giác với biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ
Điểm danh những nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa và cách phòng ngừa
6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè
Tuyệt đối không được sử dụng tinh dầu cho trẻ dưới 3 tháng tuổi
Thời điểm “vàng” cho bé kết hợp bú mẹ và uống sữa công thức
Các loại rau lợi sữa, phụ hồi sức khỏe nhanh cho phụ nữ sau sinh
Những điều thú vị về trẻ nhỏ có thể sẽ khiến bố mẹ bất ngờ
Hướng dẫn vệ sinh trẻ sơ sinh đúng cách, đơn giản tại nhà
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Xem tất cả
Liên kết email