Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Phấn rôm cho trẻ: không thể không cẩn thận khi sử dụng
Ngày cập nhật:  20/04/2013 17:07:17
Trong những ngày hè, phấn rôm thường được các bậc phụ huynh dùng xoa ngoài da trẻ nhỏ, để giúp da trẻ thơm tho, tránh rôm sảy, mẩn ngứa. Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể gây những tác hại khó ngờ đến.

 

Phấn rôm được sản xuất từ khoáng chất rất mềm là bột talc nghiền mịn. Có nhiều công thức hóa học pha chế phấn rôm tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính vẫn là bột talc, muối calci, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể gây những tác hại khó ngờ đến.
 
Khi thoa phấn rôm, người trông trẻ cần tránh chỗ gió, thoa lượng vừa phải.

 
Khi thoa phấn rôm, người trông trẻ cần tránh chỗ gió, thoa lượng vừa phải.
 
Bệnh hô hấp
Hằng năm đã có những trẻ sơ sinh chết hoặc bị bệnh đường hô hấp nghiêm trọng sau khi hít phải bột phấn rôm vì bột talc không tan trong nước, không bị phân hủy bởi vi khuẩn, khi tích tụ trong phổi sẽ gây tắc nghẽn đường thở của trẻ ở nhiều mức độ.
 
Trẻ hít phải phấn rôm sẽ bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và có thể bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian. Hít phải phấn rôm bôi da lâu ngày còn có thể gây “bệnh bụi phổi” do thành phần bột talc, silica và amian tích tụ lâu ngày trong phổi, gây xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt. Các biện pháp loại thải độc chất thông thường không có tác dụng đối với ngộ độc do hít phải phấn rôm. Bệnh chỉ có thể điều trị triệu chứng và không có thuốc giải độc đặc hiệu. Ngoài ra, đối với các bé gái, việc sử dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao gấp bốn lần so với những trẻ bình thường khác.
Các nhà khoa học giải thích sở dĩ phấn rôm có liên quan tới khối u ác tính ở buồng trứng là do cấu tạo cơ thể bé gái. Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của nữ thông với bên ngoài, do đó bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới của bé gái, các hạt bụi phấn li ti sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể và nhiễm vào âm đạo của bé.
Hiện nay, dù chưa đưa ra kết luận chính thức về tác động gây ung thư buồng trứng của phấn rôm nhưng các nhà khoa học vẫn lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ nên thận trọng, tốt nhất không nên sử dụng phấn rôm thoa vào phần bụng dưới của bé gái.
 
“Chọn mặt gửi vàng”, thao tác cẩn thận
Để tránh những tác hại cho trẻ, phụ huynh cần chọn các sản phẩm của các thương hiệu có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Không mua các sản phẩm phấn rôm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc sản xuất hoặc nhập lậu vì rất có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng. Trước khi dùng, phụ huynh cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ.
 
Trong lúc sử dụng, người chăm sóc trẻ cần cẩn thận vì chỉ một lượng phấn rất nhỏ xâm nhập cũng có thể gây tổn hại đến mắt và chức năng hô hấp của trẻ. Và như đã nói, tuyệt đối không được thoa phấn rôm lên mặt hay mắt của trẻ và vùng hội âm của bé gái (mặt trong đùi, quanh âm hộ, bụng dưới) để ngừa khả năng có thể gây ung thư. Tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm; sau khi sử dụng phải đậy nắp lại cẩn thận và để ngoài tầm tay của trẻ; không cho trẻ được cầm chơi lọ phấn rôm.
 
Xử trí và phòng tránh rôm sảy
Phòng tránh rôm sảy tốt có thể hạn chế việc sử dụng phấn rôm cho trẻ.
Nên tránh cho trẻ đến nơi đông đúc, nóng nực, ngột ngạt. Quần áo, tã lót của trẻ cần dùng loại vải sợi cotton mỏng, thấm mồ hôi tốt, may rộng, thoáng; không nên dùng các loại sợi nilông tổng hợp, khó hút ẩm. Thay quần áo thường xuyên cho trẻ, nếu cơ thể trẻ không bị nóng nực và ít tiết mồ hôi thì rôm sảy có thể khỏi nhanh chóng. Tránh cho trẻ ra ngoài vào những giờ nắng gắt – khoảng 10g-15g, nếu có việc phải ra ngoài cần đội mũ rộng vành, mặc áo quần che kín làn da của bé.
Tắm thường xuyên cho trẻ để giúp cơ thể thoáng mát, làn da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Có thể tắm bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm hay xà phòng loại dành riêng cho trẻ em.
MEYEUCON.ORG
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Khổ qua kích thích bé mọc răng sớm?
5 ký hiệu hàng đầu mẹ nên dạy bé trước khi biết nói
Ít sữa sau khi sinh: nguyên nhân và giải pháp
Tips chăm bé sơ sinh cực chuẩn ngày đông
Top 5 lỗi chung khi cho bé ngủ
Trẻ nên vận động mạnh 7 phút mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe
Mẹo nhỏ giúp mẹ trị tật mút tay ở trẻ
Khói thuốc làm tăng nguy cơ bệnh suyễn ở trẻ
Bí kíp tránh đầy hơi cho bé bú bình
Một số bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây ra
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  15/02/2024- Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
  06/02/2024- Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
  08/01/2024- Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
  08/01/2024- Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
  04/01/2024- IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
  25/12/2023- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
  10/12/2023- Tiếp tục phát huy tốt sứ mệnh người Nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Xem tất cả
Liên kết email