Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Dấu hiệu thai nhi 3 tháng cuối đang không ổn, mẹ hết sức lưu ý!
Ngày cập nhật:  27/05/2020 10:38:20
Mặc dù ở giai đoạn cuối thai kỳ ít biến chứng hơn nhưng mẹ bầu vẫn cần lưu ý đến những dấu hiệu khác lạ của cơ thể.


Việc phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ sẽ giúp mẹ đảm bảo hơn an toàn cho cả mẹ bầu và em bé. Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu này ở giai đoạn cuối mang thai, mẹ nên đến bệnh viện hoặc gọi điện báo cho bác sĩ chuyên khoa.

1. Ngứa da ngày càng nghiêm trọng

Mẹ cần hết sức lưu ý nếu thấy tình trạng ngứa da ngày càng nghiêm trọng hơn


Mặc dù nguyên nhân ngứa da là do sự thay đổi hormone khi mang bầu, tuy nhiên nếu ở 3 tháng cuối thai kỳ mẹ thấy tình trạng này ngày một nghiêm trọng hơn thì cần phải lưu ý. Nguyên nhân lúc này đôi khi không chỉ là do sự thay đổi hormone trong cơ thể mà còn có thể bị ảnh hưởng do nồng độ đường trong máu và việc bài tiết độc tố trong cơ thể.

Khi nhận thấy tình trạng ngứa da nghiêm trọng, mẹ nên báo bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra những chỉ số liêm quan đến sức khỏe đẻ đảm bảo an toàn nhất và kịp thời phát hiện bệnh nếu có.

2. Bất thường ở chuyển động của thai nhi

Mẹ cần để ý kỹ chuyển động của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ


Chuyển động của thai nhi là một trong những dấu hiệu để mẹ biết được tình hình con yêu trong bụng có đang khỏe mạnh hay không, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ khi những chuyện động này đã rất rõ ràng. Chính vì vậy các bác sĩ luôn nhắc nhở mẹ cần theo dõi chuyển động của thai nhi thường xuyên.

Nếu mẹ bỗng nhận thấy thai nhi chuyển động nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu báo thai nhi đang không ổn. Việc đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thai kỳ lúc này là cần thiết.

Mẹ bầu có thể tự đếm chuyển động của thai nhi (từ tuần 28 thai kỳ) theo cách sau:

- Mỗi buổi sáng, trưa, tối, mẹ nên dành thời gian đếm cử động của bé sau mỗi bữa ăn vì mức đường huyết sau bữa ăn cao, thai nhi cũng sẽ tràn đầy năng lượng và hoạt động nhiều hơn. Thời gian đếm tốt nhất là từ 8 - 9h, 13 - 14h và 20 - 21h.
- Khi đếm chuyển động của thai nhi, mẹ hãy ngồi yên hoặc nằm nghiêng, đếm trong vòng 1 giờ mỗi lần, sau đó nhân số lần chuyển động của 3 lần với 4 giờ sẽ được tổng cộng số chuyển động của bé trong 12 giờ.

3. Đau bụng hoặc ra máu

Mẹ cũng nên lưu ý khi thấy triệu chứng đau bụng và ra máu



Với sự tăng trưởng và phát triển liên tục của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3 thì đau bụng là triệu chứng không thể tránh khỏi nhưng nếu những cơn đau này xuất hiện thường xuyên đến mức mẹ không thể chịu đựng được thì phải đến bệnh viện kịp thời vì đây có thể là dấu hiệu mẹ sắp sinh nở hoặc em bé đang có vấn đề.

Nếu đau bụng đi kèm với triệu chứng ra máu thì mẹ càng cần phải đến bệnh viện ngay vì em bé chắc chắn sẽ sắp chào đời và mẹ có thể đang gặp nguy hiểm.


BAU.VN
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Mẹ bầu nhớ tránh các lỗi tắm rửa sau đây để an toàn cho em bé
6 quan niệm sai lầm khi mang thai nhưng nhiều mẹ bầu vẫn "tin sái cổ"
Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai
Thai nhi 3 tháng cuối có 5 nỗi sợ, mẹ bầu lưu ý để tránh sinh non
Mẹ bầu dư đạm - Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ nên thận trọng trong thai kỳ
Sốt khi mang thai, những điều cần biết?
Bầu mấy tuần thì nghén? Cẩm nang về ốm nghén cho mẹ bầu
Điều "tế nhị" mọi bà bầu đều rất muốn hỏi bác sĩ nhưng ai cũng ngại nói ra
Mẹ bầu mất ngủ khi mang thai có nên uống thuốc ngủ để cải thiện tình hình?
Những dấu hiệu em bé trong bụng đang 'kêu cứu', mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện kịp thời
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
Xem tất cả
Liên kết email