Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Những biện pháp can thiệp để thúc đẻ
Ngày cập nhật:  26/05/2011 21:04:15
Trong quá trình sinh nở bất kì một yếu tố nào làm cho môi trường trong tử cung không thuận lợi cho bào thai đều là lí do cần phải thúc đẻ. Vậy khi nào thì cần dùng đến biện pháp thúc đẻ và thúc đẻ bằng những phương pháp nào?


Lí do thúc đẻ

 Bạn sẽ phải dùng đến biện pháp này, nếu một trong những nguyên nhân dưới đây xảy ra
 
- Bạn bị chứng tăng huyết áp, tiền kinh giật, bệnh về tim mạch, tiểu đường.
 
- Bác sĩ chẩn đoán thấy tử cung của bạn làm việc yếu.
 
- Thời gian mang thai kéo dài quá 42 tuần.
 
- Nước ối đã vỡ, nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
 
 Các phương pháp thúc đẻ
 
 
Đặt thuốc prostaglandin
 
 


 
Một trong những phương pháp hiện đại là đặt thuốc prostaglandin, nhằm kích thích tử cung co bóp để tiến gần đến thời điểm chuyển dạ.
 
Thuốc được đặt vào âm đạo vào buổi tối và sáng hôm sau bạn bắt đầu chuyển dạ thì bạn là người may mắn. Đây là biện pháp được yêu thích nhất vì bạn được phép đi lại trong phòng đẻ.
 
Chọc màng ối (ANM)
 
 Phương pháp này được sử dụng kết hợp với việc truyền thống thuốc oxytocin vào tử cung để màng ối vỡ ra. Qúa trình này không gây đau đớn, bởi vì màng ối không có cảm giác. Bạn sẽ chuyển dạ ngay sau đó, vì đầu của thai nhi không thu vào người mà ép xuống chúc vào thành cổ tử cung, buộc tử cung phải co bóp và cổ tử cung giãn mở. Hiện nay, thủ thuật làm vỡ màng ối được sử dụng ngay lúc đầu của giai đoạn thứ nhất, nếu ối không chịu vỡ tự nhiên.
 
Nhưng đây chỉ là biện pháp thúc đẻ được tiến hành trong trường hợp cần gắn điện cực theo dõi vào thai để đo nhịp tim, hoặc nếu nhịp tim thai chậm do có vấn đề, người ta cần kiểm tra xem trong nước ối có lẫn phân của thai nhi không.
 
Tiêm thuốc oxytocin
 
Oxytocin là một hoocmon tự nhiên, được sản sinh trong tuyến yên sau trên não, chúng có tác dụng kích thích chuyển dạ và dưới dạng tổng hợp được dùng để thúc đẻ.
 
Oxytoncin được truyền dẫn vào cơ thể, bạn nên để dây truyền gắn vào bên tay mà bạn ít sử dụng đến.
 
Những cơn co bóp xuất hiện ngày càng mạnh hơn, lâu hơn và đau hơn bình thường, khoảng cách giữa chúng rất ngắn, do đó cần phải dùng đến thuốc giảm đau. Lượng máu cung cấp cho tử cung sẽ tạm thời bị dừng lại trong mỗi cơn co bóp và người ta cho rằng như thế sẽ không có lợi cho bào thai.

 

MANGTHAI.VN
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tác dụng phụ của thuốc làm sảy thai và cách khắc phục
Đừng sợ sinh con
Khả năng sinh sản của nữ giới
Ảnh hưởng của rối loạn ăn uống tới việc mang thai
Khó sinh, làm gì để tránh?
hiếm muộn ăn gì để tăng khả năng thụ thai?
6 biến chứng nguy hiểm khi phá bỏ thai
Tại sao bạn vẫn mãi chưa có bầu?
9 thực phẩm tốt nhất cho chị em trong những “ngày ấy”
Sau khi sẩy thai bao lâu thì mới nên có thai trở lại
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email