Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
CHỬA NGOÀI DẠ CON
Ngày cập nhật:  05/08/2010 16:00:18
Chửa ngoài dạ con là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do mang thai ở 3 tháng đầu thai kì. Theo những số liệu điều tra của tổ chức y tế thế giới cho biết , cứ 10 người chửa ngoài dạ con lại có một người chết. Vì vậy chúng ta cần biết nguyên nhân dẫn đến việc thụ thai ngoài dạ con để hạn chế phần nào trường hợp này


Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng trong vòng 5 ngày, gắn chặt vào thành dạ con. Tế bào hợp tử tiếp tục nhân lên khi di chuyển dọc theo ống. Sợi nhỏ như lông mi sẽ quét qua trứng xuống dạ con và tự đóng vào màng trong dạ con.
Nếu việc di chuyển qua ống dẫn trứng hay môi trường trong ống dẫn trứng thay đổi, thậm chí lumen của ống bị hẹp lại thì trứng sẽ bị tắc. Hợp tử đang lớn lên được lập trình sẵn là tiếp tục phát triển và tìm lượng dưỡng chất. Nhưng chẳng mấy chốc mà nó sẽ quá khổ so với không gian chật hẹp của ống dẫn trứng. Hợp tử sẽ bị bít lại trong ống, thường thì sẽ bị vỡ ra và gây ra xuất huyết.

Phụ nữ có nguy cơ bị chửa ngoài dạ con cao nhất là những người đã bị sẹo trong ống dẫn trứng trước đó hay đã từng bị chửa ngoài dạ con hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm như loại virus gây bệnh ở người và chim, bệnh lậu, bệnh viêm bụng dưới.
 

 

                            Nếu bị đau bụng hay chảy máu


Vòng tránh thai IUD cũng tác động đến việc vận chuyển trong ống dẫn trứng, do đó, phụ nữ đặt vòng cũng có nguy cơ bị mắc triệu chứng này.
Ngoài ra còn có các triệu chứng có thể được coi là chửa ngoài dạ con vì trứng không bám vào đúng khu vực màng tử cung. Nếu việc mang thai bắt đầu từ mối nối của ống dẫn trứng và phần trên của tử cung, tại cổ tử cung, buồng trứng hay khoang bụng cũng có thể coi là chửa ngoài dạ con.
Triệu chứng này rất khó chẩn đoán. Rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng mang thai thời gian đầu có thể giống với việc mang thai ngoài ý muốn. Kì kinh chậm và có thể bị ra chút máu ở tử cung. Dấu hiệu như căng ngực, buồn nôn, mệt mỏi vẫn có thể xuất hiện. Một số phụ nữ bị co thắt xương chậu, đau bụng. Về sau thì có thể có thêm triệu chứng đau vai, mất máu, choáng váng, thậm chí còn ngất xỉu.

Thậm chí việc kiểm tra thể chất cũng không có tác dụng gì mấy, đặc biệt là ở thời kì đầu. Phụ nữ có thể bị đau hay căng thẳng khi kiểm tra, cổ tử cung bị căng ra. Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này có thể không xuất hiện.
 
 

                              Hãy đi kiểm tra ngay lập tức



Các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ nên chú ý xem có bị đau hay chảy máu không vì những triệu chứng này là dấu hiệu của chửa ngoài dạ con. Nếu thấy nghi ngờ gì thì bạn hãy đi kiểm tra, siêu âm để kịp thời phát hiện.
Lượng HCG thấp có thể là dấu hiệu của chửa ngoài dạ con. Lượng HCG sẽ nhất quán nếu thai nhi phát triển bình thường. Còn nếu HCG vẫn được tìm thấy mà thai không được nhìn thấy trong tử cung thì việc chửa ngoài dạ con hay sảy thai là có nguy cơ cao.

   Để hạn chế nguy cơ chửa ngoài dạ con cần  phải có những biện pháp cụ thể sau: 
-    Những người bị viêm vòi trứng cần áp dụng biện pháp ngừa thai không nên đặt vòng.
-    Không đặt vòng tránh thai khi có viêm nhiễm dù nhẹ ở bộ phận sinh dục như viêm âm đạo , viêm cổ tử cung, vì viêm nhiễm bên ngoài có thể lan vào buồng tử cung và vòi trứng khi đặt vòng.
-     Khi hút điều hòa kinh nguyệt ,nạo thai, phải dùng đủ liều thuốc kháng sinh cần thiết.
-    Tránh việc có thai ngoài ý muốn bằng cách áp dụng phương pháp ngừa thai có hiệu quả.
-    Chữa trị sớm và dứt điểm các viêm nhiễm đường sinh dục.
-    Giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục thật tốt , tránh các viêm nhiễm thông thường.
-     Không quan hệ tình dục với nhiều đối tượng để tránh các viêm nhiễm lây lan qua đường tình dục.
-   

 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
10 lời khuyên chuẩn bị mang thai
NẠO HÚT THAI VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG
Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em
Khoáng chất cho thai phụ và thai nhi
Chuẩn bị cho việc sinh em bé
Chuẩn bị hành trang để làm mẹ
Mang thai khi lớn tuổi
5 sự cố khi sinh con
Bị tâm thần phân liệt sau đêm tân hôn
Bạn biết gì về ung thư cổ tử cung?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email