Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Khoáng chất cho thai phụ và thai nhi
Ngày cập nhật:  24/06/2010 16:01:05
Khi mang thai , người mẹ phải bổ sung những chất khoáng cần thiết cho thai phát triển tốt đẻ hạn chế tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai . Thiếu chất sắt, canxi hay selenium …, bạn và bào thai có thể gặp nhiều nguy cơ. Sau đây là những khoáng chất cần thiết và vai trò của chúng đối với thai phụ, thai nhi:

Canxi: 
Canxi cần thiết cho sự phát triển của xương,chức năng thần kinh cơ và quá trình đông máu của thai nhi.Thiếu canxi sẽ làm thay đổi tinh thấm của màng và sự co thắt cơ trơn,có thể ảnh hưởng đến huyết áp, dẫn đến những cơn co tử cung sớm và gây sinh non.
Can xi giúp hình thành khung xương của thai nhi, trợ giúp các chức năng tim mạch và các cơ khác. Nếu thiếu can xi, thai nhu sẽ rút một lượng can xi từ cơ thể mẹ khiến thai phụ có nguy cơ bị loãng xương. Do đó, bạn nên bổ sung 1.200mg can xi/ngày bằng cách uống sữa, ăn sữa chua, phô mai, đậu hũ, cá mòi, khoai lang, bông cải xanh…


Cu:
Đồng cần thiết cho việc hình thành các hồng cầu, một quá trình quan trọng trong thai kỳ. Lúc này, cơ thể phải cung cấp gấp đôi lượng máu. Đồng đặc biệt cao trong gan, tim, thận và não. Khoáng chất này giúp cho việc hình thành tim, xương, hệ thần kinh và mạch máu của thai nhi. Đồng có trong thịt gà, vịt, đậu nành, cá, khoai tây, các loại rau có lá xanh đậm.

Crôm:
Khoáng chất crôm rất cần thiết để điều chỉnh lượng đường huyết ở thai phụ và kích thích sự tổng hợp protein trong quá trình phát triển tế bào của thai nhi. Trong quá trình mang thai, bạn cần một lượng crôm khoảng 30mcg/ngày. Bạn có thể dùng các thực phẩm như gạo lức (gạo đỏ), táo và cam tươi.
Iod:  Thiếu Iod là tình trạng thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng nhất ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.Trong suốt thai kỳ, thiếu iod làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai nhi . Thiếu Iod nặng có thể gây thai nhi lưu hoặc sẩy thai, hoặc trẻ chậm phát triển tâm thần và thể chất. Có thể phòng ngừa thiếu Iod nặng bằng cách bổ sung Iod cho phụ nữ trước và trong khi mang thai. Thiếu Iod nhẹ đến trung bình có thể gây sẩy thai, thai lưu, bướu giáp,bất thường bẩm sinh và giảm thính giác. Chậm phát triển tâm thần do thiếu Iod trong thai kỳ là một bất thường không thể hồi phục. Bạn bổ sung Iod ở muối có chứa Iod hoặc cá biển, nước mắm.

Fe:
Thiếu sắt và bệnh thiếu máu thiếu  sắt là một vấn đề phổ biến trong cộng đồng, ảnh hưởng khoảng 30% dân số thế giới, chủ yếu là phụ nữ lứa tuổi sinh sản. Thiếumáu ảnh hưởng đến 41,8%thai phụ là nguy cơ chính làm tăng bệnh suất và tử suất ở thai phụ.trong suốt thai kỳ, nhu cầu sắt của thai phụ gia tăng do nhu cầu của bánh nhau và thai nhi và do lượng máu mất khi sinh. Băng huyết vẫn còn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong  mẹ ở những nước đang phát triển , chiếm gần 25% tử vong mẹ và thiếu sắt là nguyên nhân khiến tử vong gia tăng ở những phụ nữ bị băng huyết và nhiễm trùng có thiếu máu trước đó.
Sắt là khoáng chất cần thiết cho sự hình thành huyết sắc tốt cho các tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển ô xy đến các tế bào khác. Khi mang thai, lượng máu gia tăng khoảng 50% so với bình thường. Do đó, bạn cần bổ sung nhiều chất sắt để ngăn ngừa thiếu máu.
Thiếu sắt có thể gây dị tật thai nhi, nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân. Chất sắt thường có trong các loại thịt đỏ, gan, trứng, khoai tây, nho khô, các loại đậu khô, đậu Hà Lan, các loại rau có lá xanh đậm. Tuy nhiên, việc có đủ lượng sắt trong bữa ăn hàng ngày rất khó đối với thai phụ. Do đó, các bà mẹ thường được bác sỹ kê toan bổ sung thêm viên sắt, khoảng 30mg/ngày.



Zn: 
Kẽm có vai trò trong nhiếu phản ứng tổng hợp chuyển hóa của cơ thể.
Chất kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình phân bào và rất cần thiết cho quá trình thụ tinh và mang thai của người mẹ. Thiếu kẽm nặng có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai, khó sinh và dị dạng bấm sinh ( như vô sọ), còn các thể nhẹ thường gây giảm cân nặng thai nhi , thai chậm phát triển trong tử cung và sinh non.ngoài ra thiếu kẽm nhẹ cũng có liên quan đến chuyển dạ kéo dài và không hiệu quả, giai đoạn sổ thai kéo dài, vỡ ối sớm, cần sinh giúp hoặc sinh mổ. Ở thai nhi, kẽm có vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn phát triển. Mỗi ngày, thai phụ cần bổ sung khoảng 15mg kẽm. Chất này có trong hạt bí đỏ, thịt nạc, lòng đỏ trứng.

Mg:
Ma giê giúp xây dựng và tái tạo mô tế bào cho cơ thể.. Thiếu hụt ma giê có thể gây nguy cơ cho mẹ như tiền sản giật, thai lưu… Ma giê cũng rất quan trọng cho sự phát triển thích giác của thai nhi. Thai phụ cần khoảng 350-360mg ma giê/ngày. Chất này có trong thịt, chuối, hàu và sò. Bổ sung magie làm giảm sinh non và thai chậm phát triển trong tử cung.

Se:
Thai phụ thiếu selenium có thể gia tăng nguy cơ tiền sản giật. Thai phụ được khuyên nên bổ sung 60mcg selenium/ngày là vừa đủ. Chất này có trong hạt hướng dương, cật cá ngừ, ngũ cốc.
 
 



Để cung cấp các khoáng chất cho cơ thể một cách đơn giản và đầy đủ, thai phụ có thể uống nước khoáng thiên nhiên bởi nước là thực phẩm vô cùng quan trọng và con người luôn luôn có nhu cầu uống nước. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể thai phụ thường có cảm giác mệt mỏi và chán ăn nên việc ăn uống đủ chất là rất khó. Do đó biện pháp uống nước khoáng là biện pháp thay thế tối ưu và khi thực hiện chế độ ăn tăng cường vi chất dinh dưỡng,cần chú ý đến sao cho thực phẩm được tăng cường không bị thay đổi tính chất như màu săc,mùi vị và vẻ bên ngoài.


 

giadinh.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Chuẩn bị cho việc sinh em bé
Chuẩn bị hành trang để làm mẹ
Mang thai khi lớn tuổi
5 sự cố khi sinh con
Bị tâm thần phân liệt sau đêm tân hôn
Bạn biết gì về ung thư cổ tử cung?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email