Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Tin hoạt động Hội
Người phụ nữ năng động
Ngày cập nhật:  23/02/2011 06:14:32
(TTH) - Chị là Chủ tịch Hội Nữ hộ sinh Việt Nam, thành viên của Liên đoàn Nữ hộ sinh quốc tế, một chức vụ không to nhưng cũng không hề nhỏ. Thông minh và năng động. Bí quyết thành công của chị là phải thông thạo ngoại ngữ (tiếng Anh), phải hiểu sâu về chuyên môn mà cái gốc là Tổ chức Nữ hộ sinh của Việt Nam và thế giới. Phải biết thuyết phục các nhà tài trợ, biết lấy tài trợ để phát triển tài trợ, tạo ra lòng tin và hiệu quả của các dự án.


Chị Phan Thị Hạnh đã là Chủ tịch Hội Nữ hộ sinh Việt Nam trong nhiều năm nay. Không ít người muốn ngồi trên “chiếc ghế nóng” Chủ tịch Hội Nữ hộ sinh Việt Nam. Nhưng rồi, như duyên số, qua các kỳ đại hội, chức Chủ tịch vẫn thuộc về Phan Thị Hạnh. Chị tâm sự: Thực lòng mà nói, khi đứng ở ngoài cuộc nhiều người vẫn cho rằng, Chủ tịch Hội Nữ hộ sinh đi nước ngoài như đi chợ, sướng quá đi chứ! Song đi nước ngoài không phải là đi cho biết đây biết đó mà thực sự phải có kiến thức, phải có ngoại ngữ thông thạo, nhất là chuyên môn để trao đổi, thuyết phục các tổ chức, các nhà tài trợ. Nói cách khác, đi nước ngoài là để tìm tài trợ, tìm các dự án; đồng thời, có cơ hội tốt để giới thiệu với bạn bè quốc tế về Việt Nam đang đổi mới và về tổ chức Hội Nữ hộ sinh Việt Nam.

 

 



Họat động của Hội Nữ hộ sinh Việt Nam không phải chỉ toàn thắng lợi dễ dàng mà đã trải qua rất nhiều cam go, thử thách. Hội Nữ hộ sinh Việt Nam là một tổ chức hội nghề nghiệp NGO, phải tự lo liệu các họat động, tự thu tự chi và phải chịu trách nhiệm, phải chi tiền lương cho tất cả nhân viên. Hội đã tổ chức hàng chục cuộc tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, cho cộng đồng, mở rộng công tác truyền thông, nhất là trong giới trẻ. Hội hợp tác chặt chẽ với các Liên đoàn Nữ hộ sinh quốc tế, như Nhật Bản, Nauy, Áo, Hoa Kỳ, Úc. Mặt khác, do công tác đối ngoại tốt nên có nhiều tổ chức quốc tế, như UNICEF, UNPA, WHO, PATHINDER, INTERNATIONAL, IPAS và các tổ chức quốc tế tài trợ cho các dự án về sức khỏe sinh sản.

Phát triển hội là một nhiệm vụ hàng đầu của Ban chấp hành Hội Nữ hộ sinh Việt Nam. Tính đến nay, hội đã phát triển được 15 chị hội với 3.500 hội viên. Dù còn khiêm tốn (Indonesia có đến 18.000 hội viên) nhưng đó cũng là một thành công. Các dự án được triển khai, như Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nghèo ở vùng sâu, vùng xa; Chăm sóc sức khỏe vị thành niên; Cung cấp dịch vụ và và thay đổi hành vi tiếp cận và sử dụng dịch vụ dành cho vị thành niên và thanh niên; Truyền thông vận động phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung tại Thừa Thiên Huế; Tăng cường năng lực tổ chức và đào tạo cho Hội Nữ hộ sinh Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc y tế tại Việt Nam đều đúng yêu cầu của các nhà tài trợ và góp phần nâng cao kiến thức cộng đồng, nhất là cho chị em phụ nữ.

 



Tại Đại hội toàn thế giới lần thứ 26 ở Viên (Áo), chị Phan Thị Hạnh, Chủ tịch Hội Nữ hộ sinh Việt Nam được Liên đoàn Nữ hộ sinh thế giới và Trường đại học Columbia (Hoa Kỳ) trao tặng giải thưởng quốc tế về những thành tựu mà hội và chị Hạnh đã đạt được trong thời gian vừa qua.

Hội Nữ hộ sinh Việt Nam chứng tỏ rằng, đã hoạt động có mục đích rõ ràng, có đối tượng rất phù hợp. Hội cũng đã khẳng định chỗ đứng của mình trong việc nâng cao trình độ cũng như chất lượng sống cho của chị em phụ nữ và sức khỏe sinh sản vị thành niên. Trong thực tế, Hội Nữ hộ sinh Việt Nam đã là hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, mạnh về số lượng, vững về chất lượng, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là lĩnh vực làm mẹ an toàn, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.

Chị Phan Thị Hạnh có một ước nguyện làm hết sức mình để cho Hội Nữ hộ sinh Việt Nam ngày càng phát triển; có thêm nhiều dự án, nhiều bạn mới trong thời gian tới. Với tầm nhìn và với năng lực của chị Hạnh cũng như của Hội Nữ hộ sinh Việt Nam, chúng ta tin tưởng rằng, hội sẽ gặt hái được những thành tựu lớn hơn, to đẹp hơn, vững chắc hơn.

Lê Viết Xê ( Nguyên Phó Chủ Tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế)

 

Báo thừa thiên Huế ngày 18/2/2011
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Hội thi tìm hiểu “ Phòng chống tội phạm,HIV/AIDS- Giáo dục Sức khỏe sinh sản Vị thành niên –thanh niên”
Buổi ngoại khóa về HIV/AIDS và TUỔI DẬY THÌ VỊ THÀNH NIÊN –THANH NIÊN
HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ
Hội thảo Định hướng Phát triển Trung tâm Đào tạo y khoa liên tục Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam
Buổi nói chuyện về chuyên đề SKSS cho giáo viên trương PTTH Đặng Trần Côn
Lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng về sức khỏe sinh sản vị thành niên- thanh niên cho đội ngũ giáo viên.
Những hoạt động chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
Hoạt động hợp tác của Mead Jonhson và Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam
Chương trình đào tạo liên tục chuyên ngành nữ hộ sinh
Tiếp tục Các hoạt động hợp tác của Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam và công ty Mead Jonhson tại Quảng Bình
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
Xem tất cả
Liên kết email