Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
Ngày cập nhật:  15/02/2024 08:23:26
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
 

Vì sao phụ nữ mang thai hay bị trĩ?

Mẹ bầu mang thai, em bé trong bụng ngày càng phát triển, tử cung lớn dần lên sẽ gây áp lực ngày càng nhiều lên các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ dưới, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến chúng giãn ra hoặc sưng lên.
 

Nồng độ nội tiết tố progesterone gia tăng trong thai kỳ làm các cơ giãn ra, khiến các thành tĩnh mạch dễ bị phình lên. Đây cũng là nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng táo bón, bởi progesterone làm chậm nhu động ruột. Khi bị táo bón, sản phụ thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ.
 

Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?- Ảnh 1.

Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường. Ảnh minh họa


Theo ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ngoài nguyên nhân trên, những yếu tố sau cũng tác động lên hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở sản phụ mang thai gồm:

 

- Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.

- Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.
 

Biểu hiện bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Cũng theo ThS.BS Minh Thanh, bệnh trĩ đặc biệt phổ biến trong "tam cá nguyệt thứ ba", tức là từ tuần 28 tuổi thai trở đi, khi sản phụ đã trở nên nặng nề bởi sự phát triển của em bé trong bụng. Trong hầu hết trường hợp, nó có thể biến mất hoàn toàn mà không cần điều trị sau khi sản phụ sinh em bé, khi nồng độ nội tiết tố, lượng máu và áp lực trong ổ bụng bạn giảm về mức bình thường.
 

Khi bà bầu mắc trĩ có thể thấy ngứa và khó chịu nhẹ hoặc hết sức đau đớn. Đôi khi chúng gây chảy máu trực tràng, đặc biệt là khi thai phụ đi đại tiện.
 

Nếu búi trĩ có kích thước lớn, máu chảy thành từng tia khi đi đại tiện. Trong trường hợp sa búi trĩ, búi trĩ không thể co lại mà lòi hẳn ra ống hậu môn sẽ gây ra các cơn đau khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe.
 

Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng như nào đến việc sinh con?

Đối với thai nhi, khi mẹ bầu bị trĩ sẽ bị khó khăn khi sinh thường, động tác rặn lúc sinh sẽ làm to các búi trĩ. Việc tác động đến búi trĩ và búi trĩ sa nhiều hơn có thể gây xung huyết chảy máu nặng nề dẫn đến hoại tử.
 

Phòng tránh bị trĩ khi mang thai

Để tránh bị trĩ khi mang thai, Ths.BS Minh Thanh lưu ý bà bầu một số vấn đề sau:
 

- Cần tránh bị táo bón

  • Sử dụng thường xuyên và cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể bằng các loại trái cây và các quả mọng nước. Ăn các loại rau như bông cải xanh, rau cải.
  • Dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bỏng ngô; các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh.
  • Có thể ăn các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó.
     

- Cung cấp nhiều nước

  • Cung cấp nhiều nước cho cơ thể. Phụ nữ mang thai nên uống hơn 4 lít nước mỗi ngày.
     

Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?- Ảnh 2.

Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu dễ khiến bà bầu mắc trĩ.


- Đại tiện đúng giờ

Hạn chế việc nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu bởi có thể gây ra tình trạng táo bón, là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu.

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài. Nếu công việc văn phòng phải thường xuyên ngồi trước máy vi tính, hãy cố gắng dừng lại sau 30 phút, vận động nhẹ nhàng cơ thể bằng cách đi bộ (khoảng vài phút) để làm giảm áp lực lên khu vực hậu môn.
 

- Bổ sung sữa chua

Sữa chua giàu vi khuẩn probiotic giúp trị chứng táo bón, kích thích đường tiêu hóa và giúp mọi thứ di chuyển dễ dàng. Những vi khuẩn trong sữa chua giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.
 

- Khám thai định kỳ và thông báo với bác sĩ các triệu chứng của mình

Nếu thường xuyên bị táo bón và tình trạng này không cải thiện, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc nhuận tràng mà thai phụ có thể dùng.
 

Khi mang thai, mẹ bầu không thể tùy tiện sử dụng các loại thuốc mà cần phải có chỉ định của bác sĩ. Do đó, tốt nhất thai phụ nên thăm khám bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
Nguyên nhân và triệu chứng khi mẹ bị nhau tiền đạo
Tử cung một sừng: Mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai
4 dấu hiệu chính cảnh báo ung thư cổ tử cung không nên bỏ qua
Nên xét nghiệm máu khi mang thai trong những trường hợp nào?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
Xem tất cả
Liên kết email