Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
Ngày cập nhật:  06/02/2024 07:48:08
Bạn biết gì về dấu hiệu thai bị não úng thủy? Có thể phát hiện những dấu hiệu này trong thai kỳ không? Nguyên nhân gây ra điều này là gì?

Dấu hiệu thai bị não úng thủy có thể được phát hiện sớm và được bác sĩ đưa ra những phác đồ điều trị cần thiết cho thai phụ. Điều này là cực kỳ quan trọng vì não úng thủy là một căn bệnh nguy hiểm làm biến dạng và ngăn sự phát triển của não bộ từ trong bào thai và có khả năng gây tử vong cao.
 

Não úng thủy là gì?

Não úng thủy (tên tiếng Anh hydrocephalus) hay còn gọi theo cách dân gian là bệnh đầu nước. Theo các chuyên gia y tế, đây không phải là một căn bệnh cụ thể mà căn nguyên của nhiều bệnh lý khác nhau.
 

thai bị não úng thủy


Từ tuần thứ 6 của thai kỳ, não thất bắt đầu sản xuất ra dịch não tủy (CSF), dịch não tủy đi qua đường ống dẫn đến các khoang dưới nhện và được hấp thu vào tổ chức não. Dịch não tủy này có dạng lỏng, được tìm thấy ở não và tủy sống. Ở não bộ, dịch não tủy có vai trò như bộ đệm cơ học và tạo ra những miễn dịch cơ bản cho não.
 

Não úng thủy là tình trạng dịch não tủy bị ngăn cản hoặc loại bỏ do các phát triển bất thường. Khi dịch không được dẫn đến não, nó sẽ tích tụ do áp lực trong hệ thống não thất làm cho các não thất giãn ra, lớp vỏ não vì thế bị làm mỏng và căng ra.
 

Dấu hiệu thai bị não úng thủy

Thai nhi khi mắc chứng não úng thủy vẫn có những cử động bình thường như các bé khỏe mạnh khác. Mẹ vẫn thấy thai máy hay hoạt động trong bụng mình. Bởi vậy mẹ bầu không thể tự cảm nhận hoặc phát hiện được các dấu hiệu thai bị não úng thủy. Đó là một trong những lý do quan trọng cho việc khám thai theo định kỳ và siêu âm theo chỉ định của bác sĩ. Nhờ các máy siêu âm chất lượng cao mà bác sĩ mới có thể chẩn đoán bé có bị não úng thủy hay không.
 

Đầu tiên, triệu chứng giãn não thất là cơ sở đầu tiên cho việc chẩn đoán bệnh não úng thủy ở thai nhi:
 

  • Trong 3 tháng đầu, đường kính của não thất từ 9mm trở xuống là mức phát triển an toàn của bé.
  • Nếu não thất thai nhi bị giãn với đường kính là 10–15mm tức là thai nhi đã bị chứng giãn não thất. Thường thì não thất bị giãn là chứng không đáng lo ngại vì không làm tổn thương tới các mô não.
  • Tuy nhiên nếu tiếp tục giãn quá rộng, trên 15mm, có khả năng cao, thai nhi bị não úng thủy.
     

Nguyên nhân thai bị não úng thủy

Trong quá trình phát triển của thai nhi, não úng thủy hình thành có thể do nguyên nhân tắc nghẽn đường dẫn dịch não, do các dị tật bẩm sinh hoặc do di truyền.
 


Di truyền

Thai nhi có thể bị não úng thủy do di truyền với những biểu hiện đặc trưng của chứng hẹp ống dẫn dịch, dị dạng ngón tay cái. Khi đã được những dấu hiệu này thì mẹ bầu chắc chắn sẽ được bác sĩ chuyên khoa đưa ra những liệu trình theo dõi và điều trị sát sao.

Do tắc nghẽn

Não úng thủy do tắc nghẽn là hình thức phổ biến nhất của não úng thủy ở thai nhi, còn được gọi là “hẹp ống dẫn dịch”.
 

Não úng thủy do dị tật

Dị tật Chiari II: Dị tật này chiếu khoảng 30% số thai nhi, được xác định mắc chứng não thất to với những biểu hiện nứt cột sống và những bất thường ở hố sau. Trẻ mắc dị tật này thường sẽ bị bại liệt ở chân hoặc thân não bất thường ở nhiều mức độ khác nhau.
 

Dị tật Dandy-Walker: Dị tật này chiếm từ 2-10% số thai nhi bị não úng thủy. Thai nhi bị dị tật này ngoài não úng thủy thường mắc các dị tật hệ thần kinh trung ương, tim, sinh dục, mắt, mặt.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
Nguyên nhân và triệu chứng khi mẹ bị nhau tiền đạo
Tử cung một sừng: Mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai
4 dấu hiệu chính cảnh báo ung thư cổ tử cung không nên bỏ qua
Nên xét nghiệm máu khi mang thai trong những trường hợp nào?
Giải đáp những thắc mắc về ung thư cổ tử cung khi mang thai
Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  22/07/2024- U hạt rốn sơ sinh: Nguyên nhân và điều trị thế nào cho đúng cách?
  18/07/2024- 4 điều cần biết về vitamin dành cho phụ nữ mang thai
  11/07/2024- 3 dấu hiệu vô sinh ở nữ giới, chị em cần biết
  11/07/2024- Tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai: Nhiều mẹ bầu còn chủ quan
  08/07/2024- Lí giải tình trạng bị ngứa khi mang thai – nỗi lo chung của các mẹ bầu
  25/06/2024- Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  24/06/2024- Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên nhập viện?
  17/06/2024- Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khi mang thai?
  12/06/2024- Cẩn trọng biến chứng đái tháo đường thai kỳ
  04/06/2024- Tắc tia sữa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Xem tất cả
Liên kết email