Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim do sặc sữa: Cách sơ cứu cần nhớ
Ngày cập nhật:  08/07/2020 09:40:37
Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là cấp cứu rất hay gặp, nếu các mẹ chỉ sơ ý có thể dẫn tới nguy hiểm cho trẻ đặc biệt là nguy cơ ngừng tim, ngừng thở.


Nguyên nhân sặc sữa

Chị Vũ Thị Hà (Nguyễn Công Hoan, Hà Nội) chia sẻ về câu chuyện con gái 28 ngày tuổi của chị vừa phải vào viện cấp cứu vì sặc sữa. Nhớ lại chị Hà vẫn chưa hết run rẩy, con chị thoát chết trong gang tấc.

Chị Hà kể cho con bú bình thường, vì chị nhiều sữa nên vẫn lấy ngón tay mình ngáng bớt sữa lại. Tuy nhiên một lần cho con bú, chị thấy bé nấc nghẹn lên nhưng vẫn nghĩ do bé tham ăn. Chỉ vài giây sau, chị thấy con nấc lên từng hồi, ho sặc sụa và tím tái dần.

Nhà cách Bệnh viện Nhi vài trăm mét, chị Hà tức tốc gọi chồng bế bé vào bệnh viện nhi cấp cứu. Dù chồng chị đã sơ cứu cho bé nhưng tình trạng rất xấu.

Hai vợ chồng vội vàng lấy xe máy đưa con vào bệnh viện. Tại đây, bé đã được các bác sĩ sơ cứu cơ bản bằng ép tim, bóp bóng qua mặt nạ và hút ra rất nhiều đờm dãi. Sau vài phút can thiệp, trẻ bắt đầu khóc, da dẻ dần hồng hào trở lại. Vợ chồng chị Hà mới thở phào. Chị Hà cho biết nếu nhà ở xa bệnh viện thì không biết như thế nào vì tình huống quá nhanh.
 
Trẻ sơ sinh có nguy cơ sặc sữa rất lớn

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Sáng – Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết sặc sữa là hiện tượng sữa tràn vào đường thở làm em bé bị ho sặc sụa, tím tái, khó thở và có thể dẫn đến ngưng thở, ngưng tim.

Nguyên nhân có thể trẻ bú trong tư thế sai hoặc do mẹ ép ăn khi bé đang bận chơi.

Với trẻ sơ sinh, khi cho trẻ bú bình nhưng núm vú để xa, miệng trẻ ngậm không kín, bình sữa dốc không đủ cao. Hậu quả là trẻ nuốt nhiều hơi khi bú, dẫn đến chướng bụng, nôn sau bú. Trẻ bú sữa bình có thể do lỗ thông đục ở đầu núm ti cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp.


Bác sĩ Sáng cho biết một vài trường hợp ép trẻ bú quá nhiều, dẫn đến trớ sữa. Có khi cha mẹ bóp mũi cho trẻ há miệng ra để đổ sữa, bột vào, làm bé sặc sữa lên mũi.

Những trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ: Nhiều mẹ có thói quen cho bé nằm bú bình, trẻ vừa ăn vừa ngủ. Tuy nhiên trong lúc bú rất có thể bé sẽ ngủ quên, miệng ngậm núm vú vẫn chảy nhưng không hề nuốt. Khi thở mạnh bé vô tình hít sữa lên mũi vào khí quản, phế quản, dẫn đến tình trạng sặc sữa lên mũi, khó thở.

Sơ cứu thế nào?

Cách cha mẹ, người chăm trẻ phát hiện bé đang sặc sữa - đột ngột bé ho, sặc sụa, tím tái, tím tay chân, lạnh tay chân. Khi trẻ có những dấu hiệu sặc sữa, các mẹ hãy thực hiện sơ cấp cứu cơ bản cho trẻ ngay lập tức. Cần thực hiện sơ cứu trẻ để trẻ khai thông đường thở. Bác sĩ Sáng hướng dẫn đó là cách sơ cứu dùng động tác vỗ lưng và ấn ngực.
 
Cách sơ cứu trẻ sặc sữa

Cho trẻ nằm úp xuống bàn tay trái, dùng bàn tay trái giữ chặt cung gò má của trẻ, giữ cho đầu trẻ, thân trẻ trên bàn tay trái. Dùng bàn tay phải vỗ vào lưng trẻ 5 lần dứt khoát.


Sau đó, lật trẻ ngửa lên trên tay phải dùng ngón trỏ và giữa của tay trái ấn vào xương ức của trẻ 5 cái. Động tác này giúp làm tăng áp lực lồng ngực và tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn chưa khóc thì ta thực hiện cách sơ cứu lần hai.
Bác sĩ Sáng khuyến cáo người sơ cứu trẻ luôn nhớ cho trẻ nằm thẳng lên tay trái rồi dùng gót tay phải đập 5 cái, hoặc 6 cái vào lưng em bé phần giữa xương bả vai. Sau đó lại tiếp tục chuyển trẻ nằm ngửa lên bàn tay phải và tiếp tục ấn ngón tay lên xương ức.

Nếu sữa, dị vật trào lên miệng, mũi bé thì cần làm sạch cho bé. Nên nhớ phải nhanh chóng lấy sữa trong miệng trẻ ra bằng cách dùng miệng hút miệng và mũi của trẻ để sữa được ra ngoài. Sơ cứu đến khi bé có tiếng ho, khóc thì bé đã thông đường thở.

Không nên cho bé nằm bú, không ép trẻ bú nhiều, cần biết lượng sữa trẻ cần uống mỗi ngày, không cho trẻ bú khi trẻ đang khóc.

Sau bú xong giữ tư thế lưng thẳng, vỗ nhẹ lưng bé để bé có thể tránh hiện tượng trớ sữa. Cần cho đầu trẻ cao hơn thân 15 – 30 độ để giảm nguy cơ ộc sữa.


infonet
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Trẻ sinh non - Liệu pháp âm nhạc hóa ra lại là cách giúp bé sớm xuất viện
Sa tử cung khi mang thai và những điều cần biết để tránh hậu quả đáng tiếc
Vàng da ở trẻ sơ sinh: Cần chú ý dấu hiệu vàng da bệnh lý
STI là gì? Thai phụ bị mắc bệnh này ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Virus Zika gây nguy hiểm như thế nào khi truyền từ mẹ sang con?
Tiền sản giật nguy hiểm thế nào và mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh?
Thủ tục khám trước khi sinh bé ở bệnh viện cho mẹ lần đầu mang thai
Sử dụng giác hút khi sinh - Những rủi ro mẹ bầu có thể gặp phải!
Dấu hiệu đòi ăn của bé sơ sinh
3 giai đoạn biểu hiện chứng tỏ bé đang bị suy dinh dưỡng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email