Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Sử dụng giác hút khi sinh - Những rủi ro mẹ bầu có thể gặp phải!
Ngày cập nhật:  11/05/2020 10:35:42
Trong thời gian chuyển dạ sinh con, nếu người mẹ quá mệt không còn sức để rặn, bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản là dùng giác hút. Thông thường, biện pháp này khá hiệu quả. Tuy nhiên, cũng giống như các thủ thuật y khoa khác, sử dụng giác hút khi sinh cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà bạn nên biết.

 

Sử dụng giác hút khi sinh có nghĩa là trong quá trình sinh, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ hút để định hướng em bé đi ra ngoài theo đường dẫn sinh. Dụng cụ dùng để hút, hay còn gọi là giác hút, là một dụng cụ bằng nhựa hình chén chụp lên đầu em bé và dùng lực hút nhẹ để giúp đưa bé ra khỏi ống sinh.


Cũng giống như những thủ thuật y khoa khác, sử dụng giác hút khi sinh cũng sẽ có những nguy cơ đi kèm. Thậm chí, khi sinh đẻ bình thường cũng có những biến chứng nhất định cho cả mẹ và con. Trong hầu hết các trường hợp, giác hút được sử dụng để tránh sinh mổ hoặc dự phòng tình trạng suy thai. Nếu được thực hiện đúng cách, việc sử dụng giác hút khi sinh sẽ có ít nguy cơ hơn rất nhiều so với việc sinh mổ hoặc suy thai kéo dài. Điều đó có nghĩa là mẹ và bé sẽ ít gặp phải biến chứng hơn.

 

Sử dụng giác hút khi sinh có thể gây tổn thương da đầu



Sử dụng giác hút khi sinh

Tổn thương da đầu thường rất phổ biến trong các trường hợp sử dụng giác hút khi sinh. Thậm chí, dù bạn sinh bình thường, bé cũng có thể bị sưng ở một vùng nhỏ trên da đầu. Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung và đường dẫn sinh sẽ tạo ra rất nhiều áp lực lên phần đầu của bé bởi đây là cơ quan đầu tiên đi vào đường dẫn sinh. Hậu quả là đầu của bé có thể bị sưng và có hình như hình nón. Nếu bé nghiêng đầu về một bên khi chào đời thì phần sưng phù này sẽ nằm ở một bên. Tình trạng này thường biến mất trong vòng 1 – 2 ngày sau khi sinh.

Trước đây, giác hút thường được làm bằng kim loại. Do đó, nó tạo ra những vết sưng trên đỉnh đầu của bé. Những vết sưng này thường biến mất trong vòng 2 – 3 ngày. Thỉnh thoảng, tại vị trí đặt giác hút, vùng da đầu của bé cũng sẽ đổi màu và trông như bị bầm tím. Tình trạng này cũng sẽ biến mất và không để lại hậu quả gì. Hiện nay, đa số các giác hút đều được làm bằng nhựa hoặc bằng silastic. Những loại giác hút này sẽ ít gây sưng hơn.

Sử dụng giác hút khi sinh cũng có thể tạo ra các vết nứt nhỏ hoặc vết xước trên da đầu của bé. Những tổn thương này thường xảy ra trong những ca sinh khó, kéo dài và cần sử dụng nhiều giác hút. Phần lớn các vết thương này chỉ nằm ngoài da và sẽ lành rất nhanh.

Sử dụng giác hút khi sinh có thể gây tụ máu



Tụ máu là sự hình thành máu dưới da. Tình trạng này thường xảy ra khi tĩnh mạch hoặc động mạch bị tổn thương, khiến máu tràn ra khỏi mạch máu và đi vào các mô xung quanh. Hai loại tụ máu có thể xảy ra khi đỡ đẻ bằng giác hút là u máu đầu (cephalohematoma) và tụ máu dưới cân Galeal (Subgaleal hematoma).

U máu đầu

U máu đầu là tình trạng chảy máu ở khoảng không gian phía dưới các sợi che phủ xương sọ. Loại tụ máu này hiếm khi dẫn đến biến chứng, nhưng thường mất 1 – 2 tuần mới biến mất. Các bé bị u máu đầu thường không cần điều trị hoặc phẫu thuật gì thêm.

Tụ máu dưới cân Galeal

Tụ máu dưới cân Galeal là một tình trạng nghiêm trọng hơn. Tình trạng này xảy ra khi máu tích tụ ngay dưới da đầu. Do dưới cân da đầu là một khoảng không gian rộng nên máu có thể tích tụ rất nhiều ở khoảng không gian này. Đây là lý do tại sao tụ máu dưới cân Galeal được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của việc sinh đẻ hỗ trợ bằng giác hút.

Khi lực hút không đủ mạnh để di chuyển đầu bé theo đường dẫn sinh, nó có thể khiến da đầu và các lớp mô ngay dưới da đầu tách ra khỏi hộp sọ. Điều này gây tổn thương nghiêm trọng cho các tĩnh mạch nằm dưới. Việc sử dụng giác hút được làm bằng nhựa mềm sẽ làm giảm tỷ lệ mắc phải tổn thương này. Mặc dù hiếm gặp nhưng tình trạng tụ máu dưới cân Galeal là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Có khả năng gặp phải trường hợp: Xuất huyết não



Xuất huyết não là một biến chứng nguy hiểm nhưng hiếm gặp của việc đỡ đẻ bằng giác hút. Lực hút tác động lên đầu bé có thể gây tổn thương các mạch máu, dẫn đến chảy máu trong hộp sọ. Mặc dù xuất huyết não rất hiếm gặp nhưng khi xảy ra, nó có thể dẫn đến mất trí nhớ, mất khả năng ngôn ngữ hoặc mất khả năng di chuyển ở vùng bị ảnh hưởng.

Hay, Xuất huyết võng mạc

Xuất huyết võng mạc tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và sẽ biến mất rất nhanh mà không gây biến chứng nào khác. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, đó có thể là hậu quả của việc tăng áp lực lên đầu khi em bé đi qua đường dẫn sinh.

Trẻ cũng dễ gặp phải tình trạng: Vàng da

Vàng da sơ sinh thường phát triển ở những bé được sinh ra nhờ sự hỗ trợ của giác hút. Vàng da là tình trạng da và niêm mạc mắt có màu vàng. Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do tăng bilirubin trong máu. Bilirubin là một loại sắc tố có màu vàng được sản xuất ra khi các tế bào hồng cầu bị vỡ.

Việc đỡ đẻ bằng giác hút có thể gây ra một vết bầm tím lớn trên da đầu của bé

Bầm tím xảy ra là do có sự tổn thương các mạch máu, khiến máu rò rỉ và hình thành các đốm màu đen hoặc xanh. Cơ thể có thể hấp thu máu ở các vết bầm tím. Lượng máu này có thể sẽ khiến bilirubin được sản xuất ra nhiều hơn. Thông thường bilirubin sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua gan. Tuy nhiên, gan của em bé có thể chưa phát triển và không thể loại bỏ bilirubin một cách hiệu quả được. Khi có quá nhiều bilirubin trong máu thì da và niêm mạc mắt cũng bị ảnh hưởng và chuyển màu vàng.

Vàng da thường tự biến mất trong vòng 2 – 3 tuần

Tuy nhiên, có một số bé cần phải trị liệu bằng ánh sáng. Trong thời gian trị liệu, bé sẽ được tiếp xúc với ánh sáng có cường độ cao trong 1 – 2 ngày. Ánh sáng sẽ biến đổi bilirubin thành dạng ít độc hơn và giúp cơ thể loại bỏ nhanh chóng. Bé sẽ được đeo một loại kính đặc biệt trong suốt quá trình điều trị để bảo vệ mắt không bị tổn thương. Ngoài ra, bé cũng có thể cần được truyền máu để làm giảm nồng độ bilirubin trong máu nếu bé bị vàng da nặng.

Trong những năm gần đây, giác hút được sử dụng ngày càng rộng rãi và nguy cơ của việc hỗ trợ đỡ đẻ bằng cách này cũng được ghi lại. Chúng tôi rất mong những thông tin trong bài viết có thể giúp các mẹ bầu chuẩn bị sẵn sàng tâm lý khi đi sinh. Chúc các mẹ may mắn!


vn.theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Dấu hiệu đòi ăn của bé sơ sinh
3 giai đoạn biểu hiện chứng tỏ bé đang bị suy dinh dưỡng
Những điều cần lưu ý đối với sản phụ sau sinh
CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA HỘ SINH VIỆT NAM PHẦN 1
Ngày Nữ hộ sinh quốc tế 5/5: Tôn vinh những anh hùng thầm lặng
HỒI SỨC TIM PHỔI SƠ SINH
XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CHUYỂN DẠ
Mô hình thành công của một Trung tâm Tư vấn & Dịch vụ Sức khỏe sinh sản - SKSS Vị thành niên/Thanh niên thuộc Hội nữ hộ sinh Việt Nam
Các biện pháp tránh thai hiện đại
Vai trò của nữ hội sinh trong chương trình phát hiện sớm Ung thư cổ tử cung tại cộng đồng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email