Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Nam giới chớ chủ quan với xoắn tinh hoàn
Ngày cập nhật:  24/02/2021 10:12:18
Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, nếu phát hiện sớm, phẫu thuật kịp thời sẽ cứu được tinh hoàn.
Một bệnh nhân nam 36 tuổi, chưa có gia đình, đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với lý do sưng đau tinh hoàn bên trái.

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết từ trước đó một ngày, bệnh nhân xuất hiện những cơn đau âm ỉ vùng bụng quanh rốn. Tuy nhiên, bệnh nhân cho rằng đó chỉ là triệu chứng của bệnh đường ruột nên bệnh nhân đã đi khám tại phòng tư nhân. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán viêm dạ dày và được kê đơn các thuốc kháng sinh, giảm đau và bảo vệ niêm mạc dạ dày.


Sau dùng thuốc, cơn đau vẫn tiếp tục âm ỉ tới sáng ngày hôm sau và lan dần xuống dưới tinh hoàn. Khi sờ vào tinh hoàn trái, bệnh nhân thấy tinh hoàn cứng chắc và rất đau. Lúc đó, bệnh nhân mới "tá hỏa" đến bệnh viện để thăm khám.

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, TS.BS Nguyễn Hoài Bắc - Khoa Nam học và Y học Giới tính cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán: Xoắn thừng tinh bên trái ngày thứ hai và được chỉ định mổ cắt bỏ tinh hoàn vì tinh hoàn đã bị hoại tử.

Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã ổn định. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho ra viện và hẹn tái khám sau một tháng để tiến hành đặt tinh hoàn nhân tạo.
  
Theo BS. Bắc, việc cắt bỏ tinh hoàn tuy không gây ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chung của cơ thể, nhưng lại gây ảnh hưởng nặng nề lên sức khỏe sinh sản và tình dục.

Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, nếu phát hiện sớm, phẫu thuật kịp thời sẽ cứu được tinh hoàn. Đây là bệnh lý cấp tính do thừng tinh bị xoắn vặn nhiều vòng làm mất nguồn máu vào nuôi dưỡng tinh hoàn, dẫn đến tinh hoàn thiếu máu và hoại tử.

Bệnh thường có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên lứa tuổi hay gặp nhất vẫn là lứa tuổi dậy thì 13 - 19 tuổi. Thông thường, bệnh biểu hiện bằng cơn đau đột ngột, dữ dội, cấp tính ở tinh hoàn bên bị xoắn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khởi điểm của cơn đau không xuất phát từ tinh hoàn mà từ vùng bụng như trường hợp trên nên thường gây tâm lý chủ quan cho cả người bệnh và thầy thuốc.

"Thời gian thiếu máu tinh hoàn càng lâu, tinh hoàn hoại tử càng nhiều. Nếu đến sớm trước 6 giờ kể từ khi có triệu chứng đau cấp tính thì khả năng giữ được tinh hoàn là 95% nhưng nếu đến muốn quá 24 giờ thì khả năng bảo tồn chỉ còn khoảng 10%. Vì vậy, người bệnh cần hết sức cảnh giác không nên chủ quan khi thấy có triệu chứng đau cấp tính để tránh những hậu quả đáng tiếc" - chuyên gia Nam học cho hay.

Những điều người bệnh nên làm:

- Không ngại ngần, đi khám ngay lập tức khi có triệu chứng đau cấp tính tinh hoàn, vùng bẹn hoặc vùng bụng dưới.

- Lựa chọn những cơ sở y tế uy tín. Người bệnh nhân lựa chọn những cơ sở Y tế có chuyên khoa Nam học để được thăm khám, chuẩn đoán và xử trí kịp thời tránh điều đáng tiếc xảy ra.
 
Suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Hướng dẫn cách lột bao quy đầu tại nhà cho trẻ em và người lớn
Tác hại khôn lường khi nam giới trẻ thủ dâm
Mẹ ơi, con sinh ra từ đâu?
Bé gái 12 tuổi bị đau bụng dữ dội, ứ kinh vì màng trinh không thủng: Điều cha mẹ cần lưu ý khi con gái đang ở độ tuổi dậy thì
Nam thanh niên phải cắt toàn bộ “cậu nhỏ” chỉ vì lý do rất nhiều trẻ mắc
Mẹ dạy con trai điều gì khi trẻ bước vào tuổi dậy thì?
Ba mẹ có nên cho con uống thuốc tránh thai để điều trị rong kinh tuổi dậy thì?
Dấu hiệu dậy thì ở các bé gái mười hai - tuổi tweens nổi loạn !
Chữa vô sinh nam - Quá trình gian nan của những người mong được làm bố
Điều gì xảy ra khi bạn không quan hệ tình dục?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email