Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
"Tất tần tật" về chu kỳ nguyệt san
Ngày cập nhật:  07/01/2011 15:55:41
Thông thường, các bạn gái chỉ quan tâm đến ngày “đèn đỏ” thôi mà không hề biết rằng kể từ khi nguyệt san xuất hiện, cơ thể chúng mình sẽ bắt đầu hoạt động theo một chu kì đã được “lập trình” sẵn.Để hiểu rõ hơn về điều này mời các bạn gái tham khảo một số thông tin sau



Một chu kỳ nguyệt san được bắt đầu tính từ ngày nguyệt san xuất hiện cho tới ngày cuối cùng trước sự xuất hiện tiếp theo của nguyệt san.
Thông thường, chu kỳ này của bạn kéo dài từ 28 – 35 ngày. Tuy nhiên, con số này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và những yếu tố khách quan quan khác, vì thế chúng không cố định. Hơn nữa, chu kỳ của mỗi bạn gái là hoàn toàn khác nhau, không có bất kì sự “rập khuôn” nào cả, bạn nhớ nhé.
3 giai đoạn của chu kỳ nguyệt san

1. “Ngày đèn đỏ”

Đây chính là khoảng thời gian các bạn gái cần đến sự viện trợ của “urgo” và tampon. Nguyên nhân của hiện tượng này là trong quá trình sản xuất trứng, lớp cổ tử cung bắt đầu dày lên và nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và… nguyệt san xuất hiện.
“Dòng suối đỏ” sẽ ra ngoài cùng với các niêm mạc này. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường nhưng chỉ được “mặc định” cho phe con gái thôi nhé.
 
 

Ảnh minh họa





2. Sự phát triển của noãn bào

Ngay sau khi những “ngày đèn đỏ” chấm dứt, buồng trứng sẽ tiết ra kích thích tố progesterone và estrogen làm nội mạc tử cung dày lên. Trong khi đó, trong buồng trứng, một trong số vô vàn tế bào trứng đang phát triển bên trong nang trứng và cứ thế, các tế bào được nhân đôi và hình thành não bào.

3. Sự rụng trứng

Vào ngày thứ 14 của chu kỳ nguyệt san, các nang noãn chín, bề mặt buồng trứng tạo thành một miệng mở và trứng rụng.
Nếu gặp được “tinh binh”, nàng trứng sẽ được “hô biến” thành phôi và quay trở lại “làm tổ” trong tử cung. Từ đây sẽ xuất hiện các quá trình sản sinh hormone để phục vụ cho sự phát triển của phôi.
Nếu không được thụ tinh, các “nàng” trứng sẽ thoái hoá, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu
Chu kỳ nguyệt san cũng có sự cố đấy nhé!
Đó là khi bạn có những ngày “đèn đỏ” nhưng lại không hề rụng trứng. Hiện tượng này có thường thấy ở những bạn gái mới dậy thì, nguyệt san và ngày trứng rụng chưa ổn định. Nguyên nhân có thể do cơ năng dưới đồi tuyến yên không tiết đủ số lượng chất kích thích sinh dục.
Biểu hiện lâm sàng là chu kỳ nguyệt san thường ngắn hơn so với bình thường (từ 22 – 24 ngày). Nếu gặp trường hợp này,các bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.
Sự cố đáng nói tiếp theo là sự “biến mất” của nguyệt san. Những bạn mắc chứng biếng ăn hoặc là “tín đồ” của mẫu người “mình hạc xương mai” thường mắc phải hiện tượng này.
Đối với phái nữ, nguyệt san tuy mang đến cho bạn những khó chịu nhất định nhưng cũng đừng vì thế mà đối xử “tệ bạc” với “cô bạn” này nhé. Bởi vì nguyệt san chính là dấu hiệu để chứng tỏ con gái là… con gái mà.
 

Theo PLXH
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
10 bật mí thú vị về đời sống của các chàng tinh binh
Trường hợp nào các teengirl phải nói "không" với thuốc tránh thai khẩn cấp?
5 lầm tưởng của teenboy về viêm mào tinh hoàn
Những biểu hiện của núi đôi khiến XX lo lắng!
Bé dậy thì và những thay đổi về thể chất
Thắc mắc khó nói về “cậu bé”
Bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Những chuẩn bị trước khi con dậy thì
Dậy thì sớm
CÓ THỂ HẠN CHẾ UNG THƯ DƯƠNG VẬT
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email