Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Những biểu hiện của núi đôi khiến XX lo lắng!
Ngày cập nhật:  06/11/2010 13:34:36
Có thể XX xem những biểu hiện sau đây là lạ lùng và đáng ngại. Vậy hãy tìm hiểu xem thực hư ra sao nhé!


1. Có “cây cỏ” trên đỉnh núi

Thông thường, đỉnh núi đôi của các XX hoàn toàn không có “cây cỏ” nào hết. Tuy nhiên, với một số girl, núi đôi lại xuất hiện “rừng thưa”! Điều này là hoàn toàn bình thường XX nhé.

Đỉnh núi đôi của con gái vẫn có thể chứa các nang lông và phát triển thành lông. Bạn có thể cắt chúng bằng kéo, hay cạo sạch phần này. Chống chỉ định với việc nhổ “cây cối”. Việc này sẽ khiến lông mọc dày và sậm màu hơn, hoặc lông mọc ngược dưới da.
 

 

Tuy nhiên, nếu “rừng thưa” trở thành “rừng rậm” như nam giới thì có nghĩa là lượng hoóc môn nam giới trong cơ thể XX quá cao khiến lông mọc rậm. Có nhiều nguyên nhân khiến sự gia tăng hoóc môn dẫn đến lông mọc rậm.

Một trong số nguyên nhân ấy là bệnh buồng trứng đa nang. Song, lông rậm chỉ là một dấu hiệu nhỏ của bệnh này. Không thể phán đoán chính xác nếu bạn chưa được kiểm tra bởi bác sĩ.
 

2. Núi đôi căng phồng

Núi đôi căng phồng hay trường hợp đỉnh núi phẳng lì chính là lo lắng của một số XX. Trong khi núi đôi bình thường có thể phân biệt rõ ràng phần thân và phần chóp đỉnh thì đôi khi chúng lại căng phồng lên như một quả bóng trơn nhẵn. Girl nhà mình cảm giác như núi đôi bị sưng phù ấy.

Thật sự thì trường hợp này không hoàn toàn đáng ngại gì hết. Đây là hiện tượng bình thường có thể gặp ở một số XX trong giai đoạn đang phát triển. Núi đôi có thể dựng lên khi bị kích thích bởi quần áo, không khí lạnh hay ma sát.

Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai cũng có biểu hiện này. Do trong quá trình mang thai, tuyến sữa hoạt động và tính đàn hồi của vùng da núi đôi có sự thay đổi.
 

3. Đỉnh núi lộn ngược

XX rơi vào trường hợp này thường rất lo âu vì hình dạng bất thường của núi đôi. Thay vì phần đỉnh nhô lên cao thì phần đỉnh của các girl này lại thụt sâu vào bên trong (lộn ngược). Nhìn cứ như đỉnh núi có một vết lõm vậy.
 


Phần đỉnh này có thể dễ dàng dùng tay kéo nhô ra ngoài. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc lại “rụt rè” rút vào bên trong như một chú rùa nhút nhát. Chưa kể đến thẩm mỹ của núi đôi rất xấu xí.

Nếu đỉnh núi lộn ngược nhưng không có biểu hiện nào bất thường khác thì chưa đáng ngại. Có thể đó là do quá trình cấu tạo núi đôi gặp chút khác lạ. Song, nếu  đỉnh núi đột nhiện thụt vào bên trong kèm theo triệu chứng ngứa và đau thì có thể đó là một biểu hiện của ung thư núi đôi.

4. Đỉnh núi nổi da gà

Khu vực đỉnh núi là một vùng da gồ ghề như da gà. Những hạt nổi nhỏ xíu quanh đỉnh làm XX không ít lần “lăn tăn”. Thật ra, sự xuất hiện của chúng là do các tuyến Montgomery hay tuyến núm. Chức năng của chúng hiện nay chưa rõ. Một số nhà khoa học cho rằng chúng tham gia vào quá trình bôi trơn đỉnh núi.


Tùy theo từng người mà tuyến Montgomery có hiện ra đáng kẻ hay không. Thông thường các nốt nhỏ có màu trắng. Một số XX thử nặn chúng thì có thể xuất hiện chất màu trắng. Tuy nhiên, các bạn không nên làm như thế vì sẽ khiến núi đôi bị nhiễm trùng hay mắc bệnh.

Khi mang thai, “da gà” sẽ càng hiện rõ hơn. Hiện tượng “da gà” không có gì đáng ngại và bạn không cần phải can thiệp bằng việc gì kể cả xem chúng như mụn và nặn chúng. Yên tâm teens nhé!

 

Theo PLXH
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bé dậy thì và những thay đổi về thể chất
Thắc mắc khó nói về “cậu bé”
Bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Những chuẩn bị trước khi con dậy thì
Dậy thì sớm
CÓ THỂ HẠN CHẾ UNG THƯ DƯƠNG VẬT
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Thủ Dâm
Bạn biết gì về bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Cha mẹ nói gì với con cái về tình dục
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email