Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Ngày cập nhật:  02/04/2010 09:55:10
Ở vào tuổi mới lớn các bạn thường có những thay đổi về tâm sinh lý. Điều đó thường làm các bạn cảm thấy bối rối và lo âu, nhất là khi cớ thể của bạn có những biểu hiện khác thường không giống như các bạn cùng lứa tuổi. Ở đây chúng tôi có những giải đáp về các vấn đề này với mong muốn giúp các bạn tháo gỡ những lo âu đó.



Hỏi:
Cháu năm nay học lớp 10, đã 17 tuổi, nhưng cơ thể chưa nở nang như các bạn cùng độ tuổi. Vậy sau này cơ  thể có phát triễn một cách đầy đủ không

Đáp: Một cô bé dậy thì muộn hơn so với các bạn cùng độ tuổi thường cảm thấy bối rối khi thấy mình không có những biến đổi giống bạn gái khác. Cô bé tự so sánh với bạn, thấy mình phát triễn chậm hơn và tự coi là không bình thường, đôi lúc tỏ ra buồn rầu… Cần biết rằng, tuổi dậy thì đến sớm hay muộn so với mức trung bình 1-3 năm không có gì quan trọng lắm. Sự phát triễn của cháu tuy có chậm hơn bạn bè, song rồi đây cơ thể nở nang đầy đủ giống như các bạn.

Hỏi:
cháu mới 16 tuổi, đã có kinh khoảng 1 năm nay. Chu kỳ kinh thường không đều, có khi là 25 ngày, có khi lại 33 ngày. Đôi khi máu ra rất nhiều và kéo dài ngày. Những lần như vậy người rất mệt mỏi, xanh xao và khó thở khi gắng sức. Cháu không hiểu gì về chuyện này cả, rất băn khoăn và lo sợ. Có phải là bệnh không? Phải làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này?

Đáp:
Như vậy là cháu mới bước vào tuổi dậy thì, những sự xáo trộn của chu kỳ kinh nguyệt là vấn đề thường gặp. Kinh kéo dài về thời gian và có khi phối hợp với ra quá nhiều máu cũng là do các rối loạn về nội tiết thường thấy ở các em gái đã thấy kinh ít lâu nhưng vòng kinh chưa ổn định. Ở các thiếu nữ mới dậy thì, hệ thống nội tiết - sinh dục hoạt động chưa nhịp nhàng, ăn khớp, vì vậy hay bị rối loạn kinh nguyệt. Thời gian đầu mới có kinh, có thời gian kinh không đều, có kéo dài, máu ra nhiều, có khi không có. Nguyên nhân thường là do trứng chưa rụng, lượng kích dục tố estrogen cứ được tiết ra mãi mà không thấy tác dụng tiết chế củ progesteron liều cao để ngưng quá trình bong ra của niêm mạc tử cung, đồng thời có thêm khả năng cầm máu, ngay cả khi nguyên nhân chảy máu chưa rõ

Kinh kéo dài và ra máu nhiều thường gây hậu quả thiếu máu. Vì vậy cháu mới có dấu hiệu mệt mỏi, xanh xao và khó thở khi gắng sức.

Như vậy cháu phải đi khám bệnh. Bác sĩ phụ khoa sẽ tìm được nguyên nhân cụ thể và giúp cháu khắc phục tình trạng đó. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ có hướng điều trị, đồng thời giải đáp mọi thắc mắc của cháu



Hỏi:
Cháu bước vào tuổi dậy thì năm 14 tuổi. Mọi việc đều ổn cả, song hai vú phát triễn không đều nhau. Nay đã 19 tuổi vú trái to hơn vú phải rất nhiều, liệu vài năm tới hai vú có cân bằng nhau không? Cháu đang bị bệnh gì vậy?

Đáp: Dấu hiệu đó là sự phì đại vú ở phụ nữ, thường xẩy ra ở tuổi dậy thì. Có thể một bên hay cả hai bên. Như của cháu thì chỉ phì đại một bên. Nó không gây bệnh lý gì, chỉ phiền phức trong sinh hoạt thẩm mỹ (vì nặng nề). Hầu hết ở nữ giới, sự phát triễn cặp vú trong tuổi dậy thì và những năm sau đó thường không đồng đều. Nếu không chênh lệch nhiều thì đừng bận tâm đến nó. Ngược lại, khi quá chênh lệch về sự phát triễn giữa hai núm vú thì phải đi khám bệnh. Rất có thể đó là sự phì đại một vú, còn vú kia bình thường. Về nguyên nhân của tình trạng này, hiện nay người ta chưa rõ tại sao.

Có thể khắc phục tình trạng mất cân đối bằng phẩu thuật chỉnh hình.Tuy nhiên, cháu nên chờ đợi một vài năm nữa xem sao, khó có thể đoán trước được sau này hai vú có cân bằng hay không.

Hỏi:
Cháu 17 tuổi, có kinh hai năm nay, chu kỳ kinh là 29 ngày, nhưng thường hay thay đổi. Mỗi lần có kinh thường bị đau bụng. Xin bác sĩ cho biết chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? Có phải con gái có kinh là có thể mang thai? Làm thế nào để giảm đau bụng khi có kinh?

Đáp:
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh sau. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt  bình thường là 28 ngày, hay xấp xỉ khoảng đó, và kéo dài từ 3 đến 6 ngày. Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi khá nhiều tùy theo từng người: 25 ngày, 27 ngày, 32 ngày hoặc 35 ngày.

Đúng là con gái có kinh thì có thể mang thai. Có kinh nguyệt chứng tỏ người con gái đã đến tuổi dậy thì, trứng chín và rụng, nếu có quan hệ tình dục thì có thể thụ thai.

Kinh không đều hoặc đau bụng khi thấy kinh là rất phổ biến ở các thiếu nữ. Điều này không có gì đáng lo ngại cả. Nếu đau bụng khi thấy kinh, cháu có thể uống aspirin hay đắp gạc nóng lên bụng. Thời gian đang thấy kinh (và cả lúc khác) người con gái phải cần giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn ngủ đầy đủ, Có thể ăn mọi thứ ngày thường vẫn ăn (nên tránh một số chất kích thích như rượu mạnh, ớt, trà, cà phê quá đặc vì dễ gây kinh nhiều) và tiếp tục làm công việc thường ngày vẫn làm. Không cần nằm nhiều, vì thực ra nằm một chổ chỉ đau thêm. Nên đi dạo và làm việc nhẹ, uống nước nóng hoặc ngâm chân vào chậu nước ấm. Phải sắp xếp thời gian để rửa và thay băng vệ sinh mổi ngày 4 đến 6 lần.


Hỏi: Năm nay cháu 17 tuổi, bộ ngực phát triễn bình thường và cân đối, nhưng núm vú lại… lộn vào trong. Điều này luôn làm cháu lo âu và buồn rầu. Như vậy có phải là bệnh không? Làm cách nào để nó trở lại bình thường? Xin bác sỹ chỉ dẫn cho cháu…

Đáp: Núm vú thường lồi ra ở phía ngoài, nhưng cũng có trường hợp ( như của cháu) nó lộn vào trong như kiểu rốn. Có hai phiền phức: một là khó vệ sinh, có thể gây nhiễm khuẩn, hai là không cho con bú được (khi có con). Đó không phải là một bệnh, chỉ là một tật nhỏ, làm giảm thẩm mỹ đôi chút và gây nên hai phiên phức nói trên.
Muốn làm nó trở lại bình thường thì dùng bơm hút sữa để “kéo” nó lộn ra, nếu không kéo được thì trước khi sinh đẻ cần phẩu thuật chỉnh hình.

Đó là trường hợp của cháu, còn các trường hợp khác núm vú đang bình thường bỗng thay đổi, thì cần phải đi khám bệnh ngày.
 

VAM
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Thủ Dâm
Bạn biết gì về bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Cha mẹ nói gì với con cái về tình dục
Mang thai ngoài ý muốn
Các biện pháp phòng tránh thai ở tuổi vị thành niên
Tuổi dậy thì
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email