Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Làm sao để hạn chế tình trạng loãng xương sau sinh?
Ngày cập nhật:  16/09/2024 08:57:40
Phụ nữ sau sinh thường bị loãng xương do quá trình mang thai sinh nở ảnh hưởng đến cơ thể. Làm sao để hạn chế tình trạng loãng xương sau sinh?

 

Vì sao sau sinh thường bị loãng xương?

Nguyên nhân loãng xương sau sinh là do:
 

  • Thai nhi cần một lượng canxi lớn để phát triển bộ xương nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Phụ nữ mang thai nếu có chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ cho thai nhi, canxi trong xương của người mẹ sẽ được truyền cho thai nhi.
     
  • Khi mang thai, cơ thể thay đổi hormone và lượng estrogen sẽ tăng lên để gắn kết canxi và khung xương. Tuy nhiên sau khi sinh, nồng độ estrogen lại suy giảm.
     
  • Quá trình mang thai cũng khiến mật độ xương của phụ nữ bị thay đổi
     
  • Quá trình mang thai và cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ tăng cường chuyển hóa vitamin D và canxi, do vậy người mẹ cũng sẽ mất đi một lượng lớn canxi, vitamin D. Điều này dẫn đến nguy cơ loãng xương sau sinh tăng cao.
     

 

 

 

Làm sao để hạn chế tình trạng loãng xương sau sinh?- Ảnh 1.

 

 

Loãng xương sau sinh có thể cải thiện từ 6-12 tháng sau khi ngừng cho con bú.

 


Dấu hiệu loãng xương sau sinh

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo loãng xương sau sinh:
 

  • Cảm thấy đau mỏi cơ, đau mỏi xương khớp và cơn đau mỏi chủ yếu ở phần vai, lưng, bàn chân
     
  • Dễ bị chuột rút
     

Tuy nhiên để chẩn đoán phụ nữ sau sinh có phải loãng xương hay không cần thực hiện đo mật độ xương (DEXA). Người bệnh sẽ được đo mật độ xương ở các vị trí đốt sống, cổ tay, hông… Nếu mật độ xương cao chứng tỏ người bệnh có xương chắc khỏe và nguy cơ gãy xương thấp. Ngược lại nếu mật độ xương dưới -2,5 thì có nghĩa người bệnh đã bị loãng xương.
 

Làm gì để không bị loãng xương sau sinh?

Loãng xương sau sinh có thể cải thiện từ 6-12 tháng sau khi ngừng cho con bú. Nếu tình trạng loãng xương sau sinh không thuyên giảm và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của từng người để có phác đồ điều trị cụ thể bằng cách bổ sung khoáng chất, canxi, vitamin D…
 

 

 

 

Làm sao để hạn chế tình trạng loãng xương sau sinh?- Ảnh 2.

 

 

Phụ nữ khi mang thai và cho con bú cần duy trì chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học để hạn chế loãng xương sau sinh.

 


Để hạn chế tình trạng loãng xương sau sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú cần lưu ý:
 

  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học và ăn đầy đủ, đa dạng các thực phẩm. Phụ nữ mang thai nên bổ sung canxi thông qua một số thực phẩm như: ngũ cốc, bột yến mạch, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, rau cải, cá…
     
  • Không kiêng khem quá mức để cơ thể rơi vào tình trạng thiếu chất cho cả mẹ và bé
     
  • Trong quá trình mang thai và cho con bú, phụ nữ nên bổ sung canxi dựa trên ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để bổ sung đúng cách, không nên lạm dụng quá mức.
     
  • Nên vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng trong quá trình mang thai và cho con bú. Các môn thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng sự dẻo dai và sức bền cho xương khớp. Một số môn được khuyến cáo cho mẹ bầu và cho con bú là: yoga, bơi…
     
  • Không vận động, làm việc quá sức hoặc mang vác nặng trong thời gian mang thai và cho con bú. Đồng thời tránh xa căng thẳng, stress trong cuộc sống và cần có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Không hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích trong suốt thời gian mang thai và cho con bú.
suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Điểm mặt các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ mà bố mẹ cần chú ý
Điểm mặt những thói quen rất xấu bố mẹ làm có thể gây hại tới thính lực của con
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh- Nỗi ám ảnh của các bà mẹ bỉm sữa
Mẹ cho con bú thử que 2 vạch có phải mang thai hay không?
3 điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý
Giải đáp thắc mắc về giấc ngủ lý tưởng dành cho trẻ
Tuân thủ được những nguyên tắc này, mẹ thoải mái tắm rửa sau sinh mà vẫn khỏe mạnh
Bí tiểu sau sinh: Làm sao để khắc phục điều này trong thời gian kiêng cữ
Giải đáp thắc mắc trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Xem tất cả
Liên kết email