Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Mẹ cho con bú thử que 2 vạch có phải mang thai hay không?
Ngày cập nhật:  29/02/2024 08:39:46
Đang cho con bú thử que 2 vạch có phải kết quả chính xác không? Nếu chị em đang đi tìm “chân tướng” cho vấn đề này thì câu trả lời ở đây.

Nhiều phụ nữ tin rằng, đang cho con bú thì không thể nào có thai vì vậy đã chủ quan không dùng biện pháp tránh thai khi quan hệ. Đến khi cảm thấy cơ thể có sự thay đổi nào đó mới vội thử thai xem mình có dính bầu hay không. Vậy đang cho con bú mà thử que 2 vạch liệu có phải đang mang thai không?

Vì sao đang cho con bú mà chị em vẫn bị dính bầu?

Việc cho con bú đúng là một phương pháp tránh thai tạm thời (thường gọi là phương pháp tránh thai cho con bú vô kinh), song chỉ thật sự có hiệu quả trong 6 tháng đầu sau sinh mà thôi.

Lý do là bởi, 6 tháng đầu sau sinh em bé sẽ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Lúc này tần suất bú nhiều, khiến cơ thể phụ nữ ít sản xuất estrogen hơn. Trong khi đó, sự rụng trứng chỉ xảy ra khi cơ thể sản xuất lượng estrogen cao. Điều này có nghĩa là việc cho con bú trong 6 tháng đầu sẽ làm mất kinh nguyệt, dẫn đến phụ nữ không thể thụ thai.

Tuy nhiên, sau 6 tháng đầu, trẻ bắt đầu ăn dặm. Điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ bú ít lại, khiến cơ thể người mẹ sản xuất estrogen nhiều hơn, từ đó chu kỳ kinh nguyệt có thể xuất hiện trở lại. Lúc này, nhiều chị em do vẫn chủ quan rằng đang cho con bú thì không thể có thai nên đã không dùng biện pháp tránh thai nào trong khi quan hệ, dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn.

thử que 2 vạch

Rất nhiều mẹ lầm tưởng về việc còn cho con bú là sẽ không có khả năng mang thai

Làm sao để phát hiện có thai trong giai đoạn đang cho con bú?

Để phát hiện việc có thai trong khi đang cho con bú, chị em có thể dựa vào các phương pháp sau:

1. Nhận biết qua các dấu hiệu mang thai trong khi cho con bú

  • Hay có cảm giác khát quá mức
  • Mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Ngực bị đau và mềm hơn
  • Sữa mẹ tự nhiên ít đi
  • Hay bị chuột rút
  • Hay buồn nôn, chán ăn
  • Sờ thấy u cục trong vú
  • Bé tự nhiên bỏ bú

2. Nhận biết bằng que thử thai

Để biết mình có thai hay không thì cách phổ thông, đơn giản và hiệu quả nhất là bạn nên dùng que thử thai. Tuy nhiên, đang cho con bú dùng que thử thai có chính xác không?

Đang cho con bú dùng que thử thai có chính xác không? 

thử que 2 vạch

Đang cho con bú thử que 2 vạch có chính xác không?

Câu trả lời là không chỉ trong giai đoạn cho con bú mà cả ở các giai đoạn khác thì que thử thai vẫn có thể cho kết quả không chính xác.

Đặc biệt, que thử thai dễ cho kết quả sai trong giai đoạn 1 – 2 tháng sau sinh. Lý do là lúc này, lượng beta Hcg của thai kỳ trước vẫn còn sót lại trong cơ thể sản phụ. Nếu dùng que thử thai ở thời điểm 1 – 2 tháng sau sinh, que thử thai sẽ đo được lượng beta Hcg này và cho ra kết quả 2 vạch mặc dù bạn không hề có thai.

Ngoài ra, một vài yếu tố khác cũng có thể dẫn đến kết quả thử thai sai như:

  • Que thử thai kém chất lượng
  • Dùng thuốc kháng sinh
  • Thuốc an thần
  • Mắc bệnh u nang buồng trứng
  • Trước khi thử thai uống nước quá nhiều

Những lưu ý khi dùng que thử thai cho kết quả chính xác

thử que 2 vạch

Để kết quả thử thai chính xác, bạn không nên uống thuốc kháng sinh và an thần

  • Trong thời gian muốn thử thai, bạn không nên uống thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh và thuốc an thần
  • Không uống nhiều nước trước lúc thử thai
  • Chọn que thử thai chất lượng
  • Kiểm tra xem mình có bị bệnh u nang buồng trứng hay không
  • Không dùng que thử thai trong giai đoạn 1-2 tháng đầu sau khi sinh
  • Dùng que thử thai đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Nhiều chị em dùng que thử thai khi đang cho con bú nghi ngờ về kết quả thử que 2 vạch có chính xác không? Trên hết Bầu vẫn khuyên chị em nếu không có kế hoạch sinh thêm em bé sau sinh thì cũng nên dùng các phương pháp tránh thai từ sớm nhé.

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
3 điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý
Giải đáp thắc mắc về giấc ngủ lý tưởng dành cho trẻ
Tuân thủ được những nguyên tắc này, mẹ thoải mái tắm rửa sau sinh mà vẫn khỏe mạnh
Bí tiểu sau sinh: Làm sao để khắc phục điều này trong thời gian kiêng cữ
Giải đáp thắc mắc trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không?
Những cách giúp mẹ khắc phục khi đau vết mổ sau sinh 1 tháng
Bí quyết giúp mẹ kiểm soát tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh hiệu quả
Trẻ sơ sinh nằm sấp có nguy hiểm không? Những tác hại và lợi ích khi cho trẻ nằm sấp
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ: Con đường lây nhiễm và cách điều trị
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
Xem tất cả
Liên kết email