Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Cho bé bú đúng cách để tránh bệnh lý tuyến vú sau sinh
Ngày cập nhật:  08/10/2010 16:17:12
Đối với những bà mẹ sinh con so , việc cho con bú cũng cần nhiều kỹ năng. Bé được bú đúng cách sẽ giúp bé hấp thu tốt các chất dinh dưỡng có trong sũa mẹ. Ngoài ra khi cho con bú người mẹ cũng được giảm đi các bệnh về tuyến vú .Để giúp các bà mẹ trẻ nắm rõ hơn về cách cho con bú,chúng tôi có những thông tin dành cho các bạn .


1. Cho bú theo nhu cầu

Điều này có nghĩa là cho bé bú bất kỳ lúc nào bé đói, không theo một giờ giấc nhất định nào. Đói là một cảm giác mới đối với bé sơ sinh sau khi ra đời bởi khi ở trong tử cung, thai nhi do được nuôi dưỡng liên tục nên không cảm nhận được điều ấy.
Hệ thống tiêu hóa của em bé quá non nớt để đối phó với những bữa ăn lớn và nhịp độ thất thường. Nếu bạn cảm thấy bé gầy đi một chút trong những ngày đầu thì cũng đừng quá lo lắng vì trọng lượng cơ thể bé sẽ giảm khoảng 7% so với lúc mới sinh.
Tuần đầu tiên, lý do thông thường khiến bé thức và khóc là do bé đói, vậy bé sẽ đòi ăn bao nhiêu bữa? Tất cả trẻ con đều đòi ăn bất cứ lúc nào cơ thể bé có nhu cầu nhưng với trẻ sơ sinh thì khác, giờ bú của bé không rõ ràng. Ban ngày có thể là 3 – 4 lần, các cữ bú cách nhau 2-3 giờ một lần.
Ban đêm bạn cho bé bú 2 -3 cữ vì ít có em bé nào dưới 6 tuần tuổi có thể ngủ hơn 5 tiếng đồng hồ liên tục mà không thức dậy vì đói. Những bé bú mẹ thì cần được bú thường xuyên hơn bé bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hơn. Cứ thế vào khoảng 3 tháng tuổi là bạn có thể thiết lập cho bé thói quen bú cách nhau 4 giờ với 5 cữ bú ban ngày và thêm 1-2 cữ bú ban đêm.

2. Ợ hơi và cách làm cho bé ợ hơi

Cho dù bé bú mẹ hay bú bình, bạn hãy cho bé có dịp ợ ra phần không khí đã nuốt vào, khi bé ngừng bú để nghỉ và thở. Đầy hơi có thể khiến bé cảm thấy no, nhưng để bé tự ợ hơi thì chắc không thể xảy ra vì bé chưa ý thức được. Vậy bạn phải làm gì?
 
 



Hãy áp bé vào vai bạn, xoa và vỗ lưng của bé nhẹ nhàng hoặc cho bé ngồi trong lòng bạn, thân nghiêng ra đằng trước, tay nâng cằm bé lên, như thế bé sẽ tự động ựa ra một chút sữa (mà dân gian gọi là trớ). Dùng một miếng vải mềm để lau miệng cho bé. Một cách khác là úp mặt bé xuống để, đặt bé nằm trên đùi bạn để bé có thể dễ dàng ợ hơi.
3. Đối với những trường hợp đặc biệt
Trẻ đẻ non: Những bé sơ sinh này thường bị thiếu tháng và sức bú kém hơn so với các bé đủ tháng, vì thế chúng cần được bú thường xuyên hơn. Trẻ đẻ non có khuynh hướng ngủ nhiều và thức dậy sẽ không đòi bú ngay. Vì thế cứ 3 giờ 1 lần, hãy đánh thức bé dậy và cho bé bú.
Đối với trẻ sơ sinh, không phải trẻ nào cũng dễ dàng bú mẹ, có trẻ sẽ chỉ thích nghi được với bú bình. Để giúp bé làm quen với bầu vú mẹ, hãy nặn sữa trước để cho núm vú nổi lên rồi thoa sữa quanh núm cho bé nhận ra vị sữa.
Trẻ sinh đôi: Hoàn toàn có thể cho bé sinh đôi bú mẹ thành công, mỗi lần cho một bé bú để quen dần với cách đỡ bé, sau đó thì cho 2 bé bú một lượt, chân bé nhét dưới cánh tay và đầu bé nằm trên tay bạn.
4. Cách giúp bé tìm đầu vú và đổi vú bên kia
Tất cả các bé sơ sinh đều có một phản xạ tự nhiên, theo bản năng như là cách đi kiếm ăn của người lớn vậy. Cho đến khoảng ngày thứ 10, bạn chỉ cần cọ núm vú vào má bé, lập tức bé sẽ quay về phía vú mẹ và tìm đầu vú ngay.
 

 


Cứ 10 - 15 phút thì đổi bên kia cho bé. Ảnh: Images.

Sau khi bé đã ợ hơi được 1 hoặc 2 lần và có lẽ bé cũng đã ngủ được một giấc ngắn, bạn hãy đổi vú bên kia cho bé bú. Có thể bé đủ đói để bú cạn bầu vú bên này hoặc chỉ mút cho thoải mái thôi.
5. Cách dứt em bé ra khỏi bầu vú
Bạn hãy để cho em bé bú thật nó rồi tự động bé sẽ nhả đầu vú ra, cũng có lúc bé dừng lại nghỉ xả hơi nhưng vẫn ngậm vú mẹ. Đừng kéo ra liền, như vậy sẽ rất đau, cách tốt nhất là luồn ngón tay vào giữa hai hàm của bé để hãm động tác mút. Thông thường khi bé đã bú no thì bé sẽ để cho núm vú tuột khỏi miệng và chìm vào giấc ngủ. Bạn đừng lo bé không bú đủ, khi bé dừng lại là bạn có thể tin rằng, bé biết mình muốn và cần bú bao nhiêu và vào cả lúc nào nữa. Đó chính là bản năng.

6. Khi mẹ lên sữa

Đến khoảng ngày thứ 4 sau sinh thì bầu vú của bạn đã có thể tiết sữa mẹ thuần thục chứ không còn là sữa non như trước. Vào buổi sáng, bạn sẽ thấy bầu vú mình to lên, cứng và rất khó chịu. Đấy là chứng tức sữa và nó có thể kéo dài khoảng 48 tiếng đồng hồ. Lúc này bé rất khó bú vì núm vú bị bẹt ra và quầng vú thì sưng lên.
Cách tốt nhất là đắp khăn lông thấm nước ấm lên vài phút hoặc dùng vòi hoa sen xịt tia nước ấm nhẹ nhàng lên bầu vú. Massage nhẹ nhàng và nặn sữa ra. Dùng 1 bàn tay luồn xuống dưới, đẩy bầu vú lên cho bé dễ bú hơn.
 


.

7. Phương pháp nặn (vắt) sữa: Chuẩn bị một chiếc tô lớn, phễu nhựa, dụng cụ lau rửa tiệt trùng…
Bằng tay: Tắm nước nóng và rửa tay thật sạch, đắp khăn bông thấm nước ấm lên bầu vú. Đặt tô lên chiếc bàn vừa tầm với ngực, xoa bóp theo vòng tròn nhẹ nhàng khoảng 10 vòng trước khi nặn. Vuốt nhẹ về phía quầng vú và tránh bóp lên mô bầu vú. Giữ quầng vú, siết 2 ngón cái và ngón trỏ của cả hai bàn tay cùng với nhau, sữa sẽ tự phun ra đầu vú. Đổi bên vú khi đã cạn sữa bầu bên kia. Đổ sữa vào bình thông qua phễu, niêm chai thật kín và cho vào tủ lạnh.
Bằng máy: Hiện nay thị trường có rất nhiều loại máy vắt sữa rất tiện dụng với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên cần xem hướng dẫn sử dụng đều đã được ghi rõ ràng trên các hộp máy để áp dụng một cách có hiệu quả nhất.
                                                                                                                                                                                                                                   

 

Theo BS Nguyễn Lân Đính (Cẩm nang chăm sóc sức khỏe Bà Mẹ & Em Bé)
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bé và nỗi sợ hãi mang tên "tiêm chủng"
Những việc cần làm trước khi cho con bú
2 nguyên nhân khiến da bé xanh
Triệu chứng cần đưa bé đi khám
Chọn sữa nào cho trẻ
Kiểm soát việc mang thai trong thời kỳ cho con bú
Sự phát triển ngôn ngữ của bé dưới 2 tuổi
Cần làm gì khi trẻ em sốt
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Những lỗi cần tránh khi chăm bé ăn
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  29/04/2024- Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Xem tất cả
Liên kết email