Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Tin hoạt động Hội
Chọn ngành điều dưỡng là người chấp nhận hy sinh
Ngày cập nhật:  31/05/2019 14:02:15
Điều dưỡng có nguồn gốc từ chữ La tinh “nutrix” có nghĩa là nuôi dưỡng. Chọn nghề điều dưỡng là những người biết chấp nhận hy sinh, giàu lòng nhân ái và can đảm.

 

 

Đối diện với nỗi đau của kiếp người

Ý tưởng về chăm sóc bệnh nhân với cả sự khiêm nhường và tình yêu thương đã trở thành nền tảng cho nhiều điều dưỡng. Chọn con đường điều dưỡng là chọn con đường gian nan, thiệt thòi, đối diện với nỗi đau của kiếp người.

Chọn nghề điều dưỡng là người giàu lòng nhân ái, đầy trắc ẩn

Áp lực của điều dưỡng là rất cao. Mỗi ngày, khoa Cấp cứu, BV Chợ Rẫy, tiếp nhận từ 300 - 400 bệnh nhân. Mỗi tua trực khoa Cấp cứu, điều dưỡng phải tiếp nhận số lượng bệnh nhân lên đến hàng trăm ca, trong đó đa phần là bệnh nhân nặng, cần nhập viện. Người điều dưỡng trưởng tua phải căng người ra để quản lý, điều phối các hoạt động tiếp nhận của điều dưỡng viên, theo dõi và chăm sóc người bệnh; giải quyết các khó khăn vướng mắc, liên lạc với các đơn vị khác…

Đặc biệt, tai nạn thường xảy ra nhiều vào buổi chiều và ban đêm, đồng thời các bệnh viện tuyến dưới cũng chuyển bệnh vào thời điểm này.

“Làm điều dưỡng ở BV Chợ Rẫy, công việc càng bội phần áp lực. Bởi BV Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến cuối, tiếp nhận tất cả các bệnh nhân từ các tỉnh thành khu vực phía Nam, đa số là bệnh nặng, cần sự theo dõi sát sao và chăm sóc đặc biệt.

Do vậy, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Mỗi ngày, điều dưỡng phải tiếp xúc hàng chục, hàng trăm người bệnh mà mỗi người một bệnh, một tính cách, cư xử khác nhau. Bên cạnh đó, các điều dưỡng còn phải đáp ứng nhanh các tình huống cấp cứu hàng loạt,” Điều dưỡng CKI Phan Tiến Dũng, Điều dưỡng trưởng tua trực khoa Cấp cứu, chia sẻ.

Không chỉ là chăm sóc người bệnh, những thế hệ điều dưỡng đi trước còn nỗ lực dìu dắt người đi sau. Mỗi hoạt động của điều dưỡng trong khoa Bệnh Nhiệt đới, bất kể bệnh nhân được chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ như thế nào, đồ dùng thiết bị máy móc được xếp gọn gàng để tiện dụng ra sao, đều mang dấu ấn của người điều dưỡng ấy, Cử nhân Điều dưỡng Bùi Ngọc Tuyền, Điều dưỡng Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới.

 

 Trong công tác khám chữa bệnh, bác sĩ là người chữa người bệnh và điều dưỡng là người chăm sóc người bệnh.

Dù vất vả vẫn tươi một nụ cười

 

T
Chị đã tổ chức tập huấn cho các em điều dưỡng về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn như rửa tay, sử dụng đồ phòng hộ cá nhân trong chăm sóc người bệnh cách ly. Không chỉ vậy, đối với điều dưỡng toàn bệnh viện, chị tham gia công tác đào tạo điều dưỡng, hướng dẫn lâm sàng trong bệnh viện, tập huấn về an toàn người bệnh.

“Chúng tôi tổ chức những buổi huấn luyện để hướng dẫn các điều dưỡng trẻ cách đọc hướng dẫn sử dụng thuốc, an toàn dùng thuốc, an toàn người bệnh thở máy…,” Điều dưỡng trưởng Bùi Ngọc Tuyền cho biết.

Điều dưỡng: Sớm phát hiện những vấn đề của bệnh nhân

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều dưỡng là một trong những ngành trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế, là bộ phận không thể thiếu trong bệnh viện. Trong công tác khám chữa bệnh, bác sĩ là người chữa người bệnh và điều dưỡng là người chăm sóc người bệnh. Tất cả đều vì phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Điều dưỡng là người trực tiếp chăm sóc cả thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh

Hơn thế nữa, điều dưỡng là người đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân khi vào bệnh viện; người trực tiếp chăm sóc cả thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh; và là người cuối cùng hỗ trợ người bệnh xuất viện. Qua đó điều dưỡng hỗ trợ công tác chẩn đoán và điều trị; đến việc đưa ra chẩn đoán điều dưỡng và xử trí.

“Từ những hồ sơ của phòng điều dưỡng, từ hoạt động chăm sóc bệnh nhân hàng ngày, chúng tôi sẽ sớm phát hiện những vấn đề trong quá trình chăm sóc người bệnh,” Điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Bằng - Điều dưỡng Trưởng khoa U gan, chia sẻ.

PGS. TS. BS. Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy, nhấn mạnh: “Vai trò điều đưỡng được đánh giá rất cao trong công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Không chỉ có chăm sóc bệnh nhân, ngành điều dưỡng gần như độc lập với hệ điều trị và các bác sĩ. Điều dưỡng có tiếng nói riêng nhất định góp phần vào công tác điều trị, tư vấn khi bệnh nhân xuất viện."

Ai có người thân cần nhập viện đều có chung một mong muốn là người thân của mình vào bệnh viện đều được quan tâm, chăm sóc và điều trị ngay. Vì vậy, áp lực cho điều dưỡng nói riêng và nhân viên y tế nói chung vô cùng lớn. Mặc dù vậy, tập thể điều dưỡng của BV Chợ Rẫy luôn nỗ lực phấn đấu, chăm sóc người bệnh toàn diện, triển khai thực hiện tốt 5S - Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng.

Qua đó giúp hạn chế, ngăn chặn những sai sót, sự cố trong quá trình chăm sóc điều trị, tăng sự tin tưởng của người bệnh đối với dịch vụ chăm sóc y tế. Tổ chức có hệ thống, điều dưỡng luôn kiểm soát chăm sóc tăng cường, nhờ vậy có nhiều trường hợp bệnh nặng đã được cấp cứu và cứu sống thành công.

Dù chế độ dành cho ngành điều dưỡng chưa tương xứng, nghề điều dưỡng lại vất vả, gian nan, nhưng có thể nói, họ, khi đã yêu nghề, dường như những thiệt thòi ấy không làm giảm đi nhiệt huyết vì người bệnh mà hy sinh của ngành điều dưỡng. Tấm lòng yêu thương người bệnh đã giúp cho rất nhiều thế hệ điều dưỡng vượt lên tất cả, vững vàng hơn trên con đường đã chọn.

 

 

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Chẩn năng lực cơ bản của hộ sinh Việt Nam
Tăng cường năng lực cho điều dưỡng và hộ sinh trong tình hình mới
Hội nghị Tăng cường triển khai Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Bộ Y tế Tổng kết Chương trình hỗ trợ ngân sách Ngành Y tế do EU viện trợ
Ngày Quốc tế Nữ Hộ sinh 5/5: Hơn 115.000 hộ sinh được đào tạo và làm việc ở các địa phương
Hộ sinh – người bảo vệ quyền con người
Ngày Nữ hộ sinh Quốc tế 5/5 tôn vinh nghề thắp lên những mầm sống tương lai
Bộ Y tế Tập huấn về thực hiện hướng dẫn cung cấp dịch vụ thuốc cấy tránh thai tại tỉnh 5 tỉnh phía Nam
Nguy hiểm: Nhiều bà bầu vẫn tự đẻ con tại nhà không có nhân viên y tế hỗ trợ
Hội Nữ hộ sinh: Phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên. tại tỉnh Quảng Ngãi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
Xem tất cả
Liên kết email