Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên nhập viện?
Ngày cập nhật:  24/06/2024 08:24:39
Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ. Cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên nhập viện?

 

Trong những ngày mang thai, mẹ bầu sẽ phải trải qua rất nhiều biến đổi  về mặt sức khoẻ như: đau đầu, táo bón, ốm nghén,… Trong đó tình trạng mẹ bầu đau bụng trên cũng diễn ra khá phổ biến. Và nhiều người cũng thắc mắc rằng mẹ bầu đau bụng trên thì có nguy hiểm không. Trong bài viết dưới đây, bau.vn sẽ cùng các bạn đi giải đáp thắc mắc này.

Mẹ bầu đau bụng trên là bệnh gì?
 

Theo khoa học, mẹ bầu đau bụng trên dưới lồng ngực (gần ức) là tình trạng phổ biến gặp ở thai phụ. Ngoài ra nó còn có một tên gọi khác đó là đau vùng thượng vị khi mang thai. Mẹ bầu bị đau vùng thượng vị tức là đau ở khu vực giữa bụng trên và dưới lồng ngực (từ rốn lên đến phần dưới của xương ức) và có thể bị đau trong suốt cả thai kỳ.

me bau dau bung duoi


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu đau bụng trên
 

Mẹ bầu đau bụng trên, cụ thể là dưới lồng ngực là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Do sinh lý
 

Bà bầu đau bụng trên có thể là do các nguyên nhân sinh lý với những biến đổi, thay đổi nhất định về cơ thể trong những ngày mang thai. Trong đó có các nguyên nhân sau:

  • Do bụng mẹ bầu càng ngày càng lớn vì sự lớn lên theo từng ngày của thai nhi.
  • Do mẹ bầu nạp thức ăn quá nhiều.
  • Do những biến đổi của cơ thể phụ nữ mang thai dẫn đến da và cơ bắp căng ra nhiều hơn.

me bau dau bung duoi


Do bệnh lý
 

1. Trào ngược acid dạ dày
 

Phụ nữ trong những ngày thai kỳ đồng nghĩa với việc nội tiết tố thay đổi dẫn đến việc các hormone bị mất cân bằng. Do đó cơ thể bà bầu cũng có những biến đổi nhất định. Hơn nữa mang trong mình một thai nhi nên áp lực từ một bào thai đè lên dạ dày. Theo đó khi mang thai, những thói quen ăn uống trước đây cũng không còn, nếp sinh hoạt cũng thay đổi. Từ đó dạ dày bị ảnh hưởng, dẫn đến bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản.

Đau bụng vùng trên chỉ là một trong dấu hiệu khi mắc phải trào ngược acid dạ dày thực quản. Ngoài ra còn có rất nhiều triệu chứng đi kèm theo như dưới đây:

  •  Có cơn đau tức ở vùng ngực, có thể lan khắp bụng hoặc lên cổ họng.

  • Đau cổ họng, cuống họng khàn giọng, cảm giác như có vật mắc ở cổ họng do acid trào ngược làm tổn thương niêm mạc thực quản.

  • Miệng có mùi chua bất thường.

  • Ợ nóng.

  • Khó tiêu.

  • Ho nhiều.

2. Không dung nạp Lactose
 

Khi cơ thể mẹ bầu không dung nạp lactose có thể gây ra đau vùng thượng vị. Vì vậy đây là một nguyên nhân rất đáng phải lưu ý. Sau khi nạp vào cơ thể sữa hoặc các chế phẩm từ sữa mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng này. Thậm chí nhiều bà bầu lơ là không biết mình mắc chứng bệnh. Vì vậy thai phụ vẫn giữ thói quen uống sữa với tâm thế để cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, một lượng canxi đầy đủ cho cả mẹ và con. Thế nhưng lại không ngờ rằng, thói quen này vô tình làm cho các cơn đau bụng diễn ra liên tục, kéo dài liên miên, trầm trọng hơn rất nhiều.

me bau dau bung duoi


Một số triệu chứng đi kèm với việc đau bụng trên như sau: nôn mửa, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy,… Thế nên, nếu mẹ bầu đang gặp phải rắc rối này thì đừng lo. Mẹ có thể thay thế nguồn cung cấp canxi từ sữa sang các loại thực phẩm sau: bông cải xanh, các loại hạt và đậu, rau bó xôi,… Những thực phẩm này giàu chất canxi không hề thua kém sữa mà lại rất an toàn, lành tính. Do đó cả mẹ và bé vừa được đảm bảo chất dinh dưỡng để phát triển khoẻ mạnh, vừa không lo xảy ra các biến chứng.

3. Viêm dạ dày, thực quản
 

Hai bệnh lý này xuất hiện thường xuyên ở các thai phụ bị trào ngược acid dạ dày kéo dài. Bên cạnh đó cũng có thể là do bị rối loạn hệ miễn dịch, bị nhiễm trùng hoặc do dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ. Nếu không tìm cách chữa trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Đó là tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc gây ra tình trạng chảy máu, nhiễm trùng.

Các dấu hiệu đi kèm với đau tức vùng bụng trên, dưới lồng ngực như: khó thở, buồn nôn, ho liên tục và kéo dài, gặp trở ngại khi nuốt đồ ăn thức uống,…

4. Bệnh lý túi mật
 

Tiếp đến , nguyên nhân có thể kể đến khi mẹ bầu đau bụng trên là do các bệnh liên quan đến túi mật như: viêm túi mật, sỏi mật,… Khi bị, bạn có thể có các dấu hiệu, triệu chứng đi kèm như sau; đầy hơi, nóng rát ở cổ họng và ngực, vàng da, ăn uống mất ngon, vị giác không nhanh nhạy,…


Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào nguy hiểm cần nhập viện ngay?
 

Theo các chuyên gia, mẹ bầu đau bụng trên là một hiện tượng bình thường nếu mức độ đau xảy ra là nhẹ, thi thoảng và tần suất diễn ra ít. Chỉ cần mẹ bầu nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh,… thì cơn đau sẽ nhanh chóng biến đi và không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đau bụng trên gần ức trong một thời gian kéo dài, dai dẳng, liên tục, tần suất dày đặc, đau mạnh, kèm theo các triệu chứng sau đây thì đã không còn là bệnh đơn thuần nữa mà chuyển sang rất nguy hiểm. Khi đó mẹ bầu cần phải nhập viện ngay để tránh những hệ luỵ khôn lường cho thai nhi.

  • Đau ngực, khó thở, đau đến mức không ngủ được
  • Lên cơn sốt cao
  • Ngất xỉu
  • Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen , phân có lẫn máu.

Các biện pháp khắc phục
 

Một số biện pháp sau đây có thể có ích cho mẹ bầu khi lâm vào tình trạng này. Cụ thể như sau:

  • Mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Tuyệt đối tránh xa các thực phẩm có nhiều acid gây ợ nóng, gia vị cay nóng như măng chua, cà muối,… Nên ăn thực phẩm dễ tiêu như: rau xanh, hoa quả tươi,..
  • Mẹ bầu không nên ăn quá no sẽ khiến bụng khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày. Nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ.



  • Mặc quần áo co giãn, thoải mái, tránh cọ xát vào vùng bụng.
  • Tắm nước ấm để máu được lưu thông thuận lợi. Có thể chườm nóng bằng nước ấm khi thấy đau bụng.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
  • Uống nước đầy đủ.
  • Vận động đều đặn.
  • Không tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định từ các bác sĩ.
Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khi mang thai?
Cẩn trọng biến chứng đái tháo đường thai kỳ
Tắc tia sữa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Khi nào chảy máu âm đạo là nguy hiểm?
Sinh đa thai là gì? Những điều mà mẹ cần biết về sinh đa thai?
Phân biệt máu báo mang thai và ra máu kinh nguyệt
Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
Xem tất cả
Liên kết email