Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
Ngày cập nhật:  19/04/2024 09:35:41
Viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng các cơ quan sinh dục nữ. Viêm vùng chậu xảy ra khi vi khuẩn di chuyển ngược dòng từ âm đạo và cổ tử cung lên trên tử cung đến ống dẫn trứng và buồng trứng...

 

Đối tượng có nguy cơ bị viêm vùng chậu
 

Nguyên nhân chính gây viêm vùng chậu là do nhiễm lậuchlamydia. Vi khuẩn có thể gây viêm hoặc áp xe ở ống dẫn trứng, buồng trứng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm vùng chậu có thể đưa đến các hậu quả lâu dài lên chức năng sinh sản của người phụ nữ.
 

Triệu chứng khi nhiễm lậu và chlamydia khá mơ hồ và đôi khi không có triệu chứng. Khi người phụ nữ bị nhiễm lậu hoặc chlamydia, chúng có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để phát triển thành viêm vùng chậu. Đôi khi viêm vùng chậu cũng bị gây ra bởi các nhiễm trùng khác không lây qua đường tình dục như viêm âm đạo do vi khuẩn.
 

Viêm vùng chậu có thể xảy ra ở phụ nữ có hoạt động tình dục ở bất kỳ độ tuổi nào và thường gặp nhất ở phụ nữ trẻ, đặc biệt là phụ nữ dưới 25 tuổi.
 

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dưới đây khiến bạn dễ bị viêm vùng chậu:
 

  • Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường là lậu và chlamydia
  • Quan hệ tình dục với nhiều người hoặc bạn tình của bạn có quan hệ với nhiều người khác.
  • Có tiền sử từng bị viêm vùng chậu.
  • Có tiền sử đã từng nạo phá thai nhiều lần.
     

 

 

Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?- Ảnh 1.

 

 

Hình ảnh cơ quan sinh dục ở phụ nữ.


Hệ lụy của viêm vùng chậu
 

Phần lớn viêm vùng chậu có triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng. Một số triệu chứng khi có viêm vùng chậu cấp tính là dịch tiết âm đạo (huyết trắng) bất thường. Đau vùng bụng dưới (thường chỉ đau nhẹ) hoặc đau vùng thắt lưng; Xuất huyết âm đạo bất thường; Sốt và lạnh run; Buồn nôn và nôn; Đau khi đi tiểu; Đau khi quan hệ tình dục...
 

Tuy nhiên, có một trong các triệu chứng trên không hoàn toàn có nghĩa là đã bị viêm vùng chậu, nó chỉ là một dấu hiệu gợi ý cho bệnh lý này.
 

Để chẩn đoán xác định, bạn cần được khám phụ khoa và thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như đếm tế bào máu, siêu âm phụ khoa, xét nghiệm tìm lậu hoặc chlamydia …
 

Phần lớn trường hợp viêm vùng chậu có đáp ứng rất tốt với điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên nếu không được điều trị hoặc điều trị trễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn hoặc nhiễm trùng kéo dài, viêm vùng chậu có thể để lại các hậu quả nghiêm trọng bao gồm:
 

  • Tổn thương xơ sẹo ở ống dẫn trứng làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung hoặc khó có thai trong tương lai. Theo nghiên cứu có khoảng 1/10 phụ nữ có viêm vùng chậu bị vô sinh do các tổn thương gây tắc ống dẫn trứng, ngăn cản trứng được thụ tinh.
  • Gây áp xe ở ống dẫn trứng và/hoặc buồng trứng: Tình trạng áp xe tạo nên các tổn thương vĩnh viễn lên vòi trứng gây mất chức năng vòi trứng. Nếu điều trị nội khoa không thành công, người bệnh cần phải mổ để cắt bỏ ống dẫn trứng và/ hoặc buồng trứng.
     

Ngoài ra, viêm vùng chậu còn gây đau vùng chậu mạn tính. Do đó, khi có yếu tố nguy cơ cao bị viêm vùng chậu hoặc khi có một số triệu chứng nghi ngờ nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến các hậu quả lâu dài.

 

 

Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?- Ảnh 2.

 

 

Đau vùng bụng dưới cảnh giác với viêm vùng chậu.


Lời khuyên thầy thuốc
 

Do biểu hiện bệnh đôi khi mơ hồ và không nặng nề, một số phụ nữ có thể dễ dàng bỏ qua nó và không đến gặp bác sĩ, dẫn đến việc điều trị bị trì hoãn hoặc không được điều trị, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai.
 

Viêm vùng chậu có thể điều trị được bằng kháng sinh. Tuy nhiên, việc điều trị chỉ giúp loại bỏ nhiễm trùng, không thể giúp phục hồi được các tổn thương sẹo đã hình thành của ống dẫn trứng. Càng kéo dài thời gian viêm nhiễm không được điều trị, càng làm tăng các ảnh hưởng lâu dài lên sức khỏe sinh sản, như vô sinh. Do đó, điều quan trọng là phát hiện bệnh và điều trị sớm để làm giảm các ảnh hưởng lâu dài lên chức năng sinh sản.
 

Nên phòng ngừa viêm vùng chậu, đặc biệt đối với những phụ nữ có nguy cơ cao: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sử dụng bao cao su ngay cả khi bạn đã áp dụng một phương pháp khác để ngừa thai. Quan hệ tình dục an toàn, thủy chung và là người không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

 

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  29/04/2024- Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Xem tất cả
Liên kết email