Ung thư cổ tử cung khi mang thai là một dạng ung thư hiếm gặp. Ước tính căn bệnh này chỉ xảy ra với khoảng 3% số thai phụ được chẩn đoán.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai
Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư cổ tử cung thường không có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nào rõ rệt để có thể chẩn đoán bệnh.
Còn đối với giai đoạn bệnh tiến triển muộn, các tình trạng mẹ bầu mắc ung thư cổ tử cung có thể gặp là chảy máu âm đạo, đau vùng chậu hoặc đau khi quan hệ.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung
Nhiễm HPV (Human Papillomavirus), một loại virus lây truyền qua đường tình dục gây u nhú ở người là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư cổ tử cung. Hầu hết phụ nữ đều có khả năng nhiễm virus HPV vào một thời điểm nào đó trong đời tuy nhiên nó thường không gây bệnh.
Cho tới nay, các nhà khoa học và bác sĩ chuyên khoa vẫn chưa giải thích một cách chính về câu hỏi tại sao một số người bị nhiễm HPV lại phát triển thành ung thư cổ tử cung trong khi số khác thì không.
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phát triển rất chậm. Nó sẽ phải tiến triển qua một loạt các giai đoạn tiền ung thư trước khi trở thành ung thư toàn diện. Bởi vậy, tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ có thể giúp giảm nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung khi mang thai ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Các bác si chuyên khoa cho biết ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi và cả quá trinh sinh nở. Dù vậy, việc điều trị của thai phụ vẫn là hết sức cần thiết. Nguyên nhân là bởi vì căn bệnh này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới mẹ bầu trong các giai đoạn tiến triển sau đó.
Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai
Thai phụ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi tình trạng bệnh một cách chặt chẽ trong suốt thời gian mang thai và chỉ tiến hành điều trị sau khi sinh nếu phát hiện bệnh trong gian đoạn đầu.
Tuy nhiên, đối với trường hợp bệnh đã tiến triển, thai phụ có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần tử cung. Điều này có thể làm cho nguy cơ chuyển dạ và sinh non tăng cao.
Trong một vài trường hợp bệnh hiếm gặp, mẹ bầu có thể sẽ được các chuyên gia y tế khuyên sinh sớm. Một cách giải quyết khác đó là chờ đến tam cá nguyệt thứ ba để bắt đầu hóa trị liệu.
Ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Bên cạnh tiến hàng xét nghiệm tế bào cổ tử cung định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh như đã đề cập ở trên, mọi người nên:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Không quan hệ tình dục sớm
- Tránh quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhau
- Hạn chế hút thuốc
- Không nên quá lạm dụng một số loại thuốc
- Tránh tiếp xúc da kề da với người nhiễm virus gây bệnh
- Tiêm vaccine ngừa HPV đầy đủ đối với nữ từ 9-21 tuổi
Hy vọng rằng những chia sẻ trên của bau.vn có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng ung thư cổ tử cung khi mang thai.
|