Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
“Đẻ không đau” và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết
Ngày cập nhật:  17/04/2025 09:12:24
Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?


 

Sinh nở là một quá trình vất vả và có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe. Do vậy đã có khá nhiều mẹ bầu tìm hiểu về hình thức đẻ không đau nhằm biến quá trình vượt cạn trở nên dễ chịu hơn đôi chút. Vậy đẻ không đau có thật sự tốt và có làm cho các cơn đau chuyển dạ biến mất hay không?
 

Thế nào là phương pháp “đẻ không đau”?
 

Đẻ không đau là hình thức gây tê cục bộ giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Bạn sẽ được gây tê ngoài màng cứng thông qua một mũi tiêm vào vị trí lưng dưới. Thuốc mất khoảng 10-15 phút để phát huy tác dụng. Đây là một lựa chọn tốt nếu mẹ bầu không phải là người giỏi chịu đau hoặc mẹ bầu chọn hình thức sinh mổ.
 

de khong dau


Về tính an toàn của hình thức sinh nở này thì theo các bác sĩ, gây tê ngoài màng cứng an toàn cho mẹ và con, đồng thời giúp giảm bớt tình trạng kiệt sức và cáu kỉnh. Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp đẻ không đau còn giúp mẹ bầu thư giãn và tập trung trở lại cho quá trình chuyển dạ.
 

Một số lợi ích và tác dụng phụ mà mẹ cần biết
 

1. Hỗ trợ quá trình vượt cạn
 

Một số ưu điểm nhất định mà hình thức gây tê ngoài màng cứng mang đến cho bạn trong quá trình vượt cạn gồm:

  • Hỗ trợ em bé hạ xuống đầu đường sinh dễ dàng bằng cách thư giãn các cơ vùng chậu và âm đạo.
  • Nếu mẹ bầu bị cao huyết áp, biện pháp này sẽ hỗ trợ điều hòa huyết áp ở mức ổn định. Việc chỉ số huyết áp tăng cao khi sinh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm khi sinh.
     

de khong dau

  • Sinh con không đau giúp phụ nữ có cơ hội sinh con tự nhiên.
  • Hỗ trợ mẹ bầu có đủ năng lượng để thực hiện các động tác rặn đẻ, hít thở
  • Ngăn ngừa tình trạng kiệt sức và khó chịu đối với hầu hết phụ nữ trong quá trình sinh nở, từ đó làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng khi sinh và cả sau sinh.
     

2. Tác dụng phụ của phương pháp “đẻ không đau”
 

Nhược điểm của phương pháp gây tê ngoài màng cứng là kéo dài thời gian chuyển dạ. Sản phụ không thể tự cử động phần cơ thể từ thắt lưng trở xuống như mong muốn. Đồng thời tăng khả năng sinh bằng kẹp hoặc giác hút. Ngoài ra, kẹp hoặc phương pháp sinh giác hút có thể gây thương tích cho bé ở một tỷ lệ nhất định.
 

Bên cạnh đó “đẻ không đau” còn một số tác dụng phụ thường gặp:
 

  • Sốt
  • Ngứa
  • Đau nhức
  • Đi tiểu khó
  • Huyết áp thấp
  • Buồn nôn và ói mửa.
     

de khong dau


Một số tác dụng phụ hiếm gặp:
 

  • Tổn thương dây thần kinh (cực kỳ hiếm với tỷ lệ 1/4.000 đến 1/200.000 ca)
  • Các vấn đề về hô hấp
  • Đau đầu dữ dội (1%)
  • Sự nhiễm trùng
  • Co giật.
     

Hy vọng rằng, thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sinh con phù hợp bên cạnh sự tư vấn của bác sĩ sản khoa.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Hở eo tử cung: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sắp đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu, mẹ nên làm gì?
Phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện căn bệnh nguy hiểm, ít triệu chứng này
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung qua các giai đoạn
U nang buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Khi mắc tiểu đường thai kỳ cần chú ý những điều sau
Có nên khám sàng lọc trước khi mang thai không?
Giải đáp thắc mắc tại sao siêu âm không thấy thai
Khi mắc tiểu đường thai kỳ cần chú ý những điều sau
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  18/04/2025- THÔNG BÁO HOÃN TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC
  17/04/2025- “Đẻ không đau” và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết
  14/04/2025- 5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
  05/04/2025- LỚP ĐÀO TẠO NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA), ĐẶT/THÁO DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD) VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRÁNH THAI TẠI CẦN THƠ
  21/03/2025- Thông báo tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA), đặt/tháo dụng cụ tử cung (IUD) và sử dụng thuốc tránh thai” Tại Cần Thơ
  20/03/2025- Hở eo tử cung: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
  20/03/2025- Sắp đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu, mẹ nên làm gì?
  12/03/2025- Lớp Đào Tạo “Nâng Cao Kỹ Năng Thực Hành Kỹ Thuật Bơm Hút Chân Không (MVA), Đặt/Tháo Dụng Cụ Tử Cung (IUD) Và Sử Dụng Thuốc Tránh Thai”
  08/03/2025- Thông báo về việc tổ chức lớp đào tạo “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA), ĐẶT/THÁO DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD) VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRÁNH THAI”
  04/03/2025- Phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện căn bệnh nguy hiểm, ít triệu chứng này
Xem tất cả
Liên kết email