Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Nguy cơ sức khỏe khi bạn “yêu” bằng miệng
Ngày cập nhật:  18/04/2019 14:59:25
“Quan hệ” bằng miệng có thể khá thú vị nhưng chỉ khi được thực hiện đúng cách. Và quan trọng hơn là khi bạn cảm thấy có thể thực hiện một cách an toàn không cần bảo vệ.

Theo một số nghiên cứu, quan hệ “bằng miệng” là khá phổ biến trong tình dục khác giới cũng như tình dục đồng giới, tuy nhiên, đa số là không được bảo vệ. Bạn có thể không thích “yêu” mà phải dùng các biện pháp bảo vệ nhưng nguy cơ bị nhiễm nhiều bệnh khác nhau như cácbệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư là cao. Dưới đây là những nguy cơ sức khỏe của “quan hệ” bằng miệng.

Nhiễm vi-rút HIV

Vi-rút HIV có thể được lây truyền qua dịch cơ thể như tinh dịch, nước bọt. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền qua phơi nhiễm với nước bọt là ít hơn khá nhiều so với qua tinh dịch. Nhưng điều đó không có nghĩa “quan hệ” bằng miệng với người nhiễm HIV là an toàn vì có nhiều yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ lây bệnh. Những yếu tố này gồm dị ứng, xuất tinh trong miệng, ức chế miễn dịch, loét và viêm. Hơn nữa, khi tần số quan hệ tình dục và số lượng “đối tác” nhiều, nguy cơ sẽ cao hơn và nguy cơ tích lũy sẽ cao hơn so với quan hệ xâm nhập.

Ung thư

Một nghiên cứu công bố trực tuyến trên tờ JAMA Oncology chỉ ra rằng quan hệ tình dục đường miệng có thể tăng 7 lần nguy cơ ung thư đầu và cổ. Nó chỉ ra mối tương quan mạnh mẽ giữa HPV-16, một loại vi-rút HPV gây ung thư cổ tử cung, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ gia tăng phát triển ung thư. Vì vậy, nếu bạn bị nhiễm HPV, bạn nên tránh “quan hệ” bằng miệng.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

 

Không nhiều người biết rằng “quan hệ” bằng miệng có thể đóng vai trò như một con đường lây truyền nhiều mầm bệnh đường miệng, hô hấp và sinh dục. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ngoài HIV còn có herpes, lậu, Chlamydia, viêm gan, giang mai, mụn cóc sinh dục và nhiễm kí sinh trùng đường ruột. Nếu bạn bị bất cứ vấn đề sức khỏe nào ở miệng như lợi chảy máu, vết rách ở miệng, loét da, các nhiễm trùng này sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ. Vi-rút herpes gây loét hoặc tổn thương ở miệng và bộ phận sinh dục, có thể dẫn tới tiếp xúc da-da nên vi-rút có thể lây truyền khi “quan hệ” bằng miệng. Trong những trường hợp nhiễm Chlamydia, lậu, viêm gan và giang mai, vi-rút hoặc vi khuẩn có thể được truyền qua máu khi bạn tiếp xúc với dịch cơ thể trong khi “yêu”.

Cũng giống như các hình thức quan hệ tình dục khác, một vài biện pháp phòng bệnh dưới đây có thể giúp bạn “yêu” bằng miệng an toàn:

- Sử dụng các màng chắn miệng hoặc bao cao su trong khi “quan hệ” bằng miệng có thể giảm nguy cơ bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV.

-  Hạn chế tiếp xúc với tinh dịch hoặc dịch âm đạo.

- Đảm bảo không có vết rách hoặc tổn thương nào trong bộ phận sinh dục.

- Duy trì vệ sinh răng miệng hợp lý và tránh xa hình thức quan hệ này nếu miệng bạn có vết loét, chảy máu lợi hoặc bất cứ vấn đề răng miệng nào.

- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ nếu bạn thường xuyên “yêu” bằng miệng.

BS Tuyết Mai

(Theo THS)

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Căn bệnh ung thư khiến hot girl 25 tuổi qua đời và những điều cần biết
Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên
Tuổi teen và các quan niệm sai lầm về tình dục
Cách giảm đau bụng kinh nguyệt cho XX
Thực đơn "sai lầm" khiến tinh binh ít ỏi
Những phương pháp thử thai cực chuẩn xác cho XX
Kinh nguyệt và xuất tinh ở vị thành niên
Dấu hiệu bất thường bộ phận sinh dục nữ
"Chỉ đích danh" các bệnh lây qua đường tình dục dễ mắc
Mọi điều XX "không thể không biết" về huyết trắng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  15/02/2024- Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
  06/02/2024- Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
  08/01/2024- Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
  08/01/2024- Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
  04/01/2024- IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
  25/12/2023- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
  10/12/2023- Tiếp tục phát huy tốt sứ mệnh người Nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Xem tất cả
Liên kết email