Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Bé dậy thì và những thay đổi về thể chất
Ngày cập nhật:  13/10/2010 16:31:51
Dậy thì là quá trình chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Trong giai đoạn này, cơ thể sẽ thay đổi và phát triển gần như nhanh hơn bất cứ giai đoạn nào khác trong đời, cả về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm. Đây là lúc mà bố mẹ cần theo dõi về những biến đổi của con mình để có thể giúp các bé vượt qua giai đoạn này một cách tốt đẹp . Để giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi có những thông tin dành cho bạn.



 Khi cơ thể đã sẵn sàng, tuyến yên sẽ sản sinh hormone đặc biệt, và tùy vào bé là trai hay gái, hormone này sẽ tác động đến những bộ phận khác nhau trên cơ thể. Loại hormone chính tác động đến những thay đổi ở bé gái là estrogen, và ở bé trai là testosterone.
Những thay đổi về thể chất ở bé gái
Ngực: Dấu hiệu đầu tiên của dậy thì là “đồng bằng” bắt đầu chuyển mình thành “núi đôi”. Trong quá trình này, vài bé gái sẽ cảm thấy râm ran hay căng tức, nhưng cảm giác này sẽ hết khi bầu vú đã phát triển hoàn thiện.
 

Quá trình “núi đôi” hình thành


Cho tới cuối giai đoạn dậy thì, về căn bản bầu vú đã phát triển xong về kích thước và hình dáng “đặc thủ” của mỗi người. Có nhiều phụ nữ đã trưởng thành nhưng bầu vú vẫn nhỏ, và cũng bình thường thôi nếu bầu vú của người này phát triển nhanh hơn của người khác.

Thay đổi về “kích thước” và “hình dáng” cơ thể: Trong quá trình dậy thì, cơ thể sẽ cao lên và phát triển những đường nét. Nhìn chung khi bắt đầu có kinh thì các bé gái cũng đã phát triển gần xong về chiều cao và khối lượng xương. Tử cung và âm đạo phát triển rất sớm và tiếp tục hoàn thiện dần. Các cơ thành tử cung trở nên rộng hơn và tổ chức phức tạp hơn.
Trong giai đoạn này, xương chậu của bé gái cũng phát triển, hông nở ra, tích mỡ giúp cho kinh nguyệt xuất hiện đều đặn.
Kinh nguyệt: Kinh nguyệt là hiện tượng máu và mô từ tử cung bị bóc và trôi ra theo đường âm đạo. Những kỳ kinh đầu tiên thường… bất thường, nhưng dần dần sẽ trở nên ổn định vào khoảng 28 ngày. Kinh nguyệt là một dấu hiệu bình thường ở mọi cô gái khỏe mạnh, nó cho thấy bạn có một hệ sinh sản bình thường và sẵn sàng thực hiện chức năng sinh sản.
Kinh nguyệt sẽ xuất hiện lần đầu tiên thường là sau khi ngực phát triển khoảng 2 năm, thường khi bé gái trong khoảng từ 9 đến 16 tuổi.
 
 

 
 Quá trình phát triển cơ thể ở bé gái: hông nở ra, hệ lông phát triển…


“Rừng rậm” ở nhiều khu vực: Khoảng 6 tháng sau khi “núi đôi” thức dậy, “rừng” cũng bắt đầu “trổ lá”, tuy nhiên ở một số bé gái, quá trình này có thể xảy ra ngược lại cũng là bình thường. Hệ lông sẽ bắt đầu phát triển trên mu, đôi khi mọc ra gần hậu môn và đùi trong. Lông nách thường thấy chậm hơn lông mu 2 năm. Lông trên tay, chân cũng “cứng cáp” và sậm màu hơn trước.
Cũng như ở các bé gái, thời điểm dậy thì của các bé trai cũng không giống nhau, có bé dậy thì sớm hơn bạn cùng lứa, nhưng nhìn chung kéo dài trong khoảng từ 9 đến 15 tuổi.
Những thay đổi thể chất ở bé trai
Giọng của một cậu bé trở nên trầm hơn, cơ bắp phát triển, ngực nở, mọc râu, hệ lông phát triển… Cũng trong giai đoạn này, dương vật và tinh hoàn của bé cũng phát triển to và dài hơn. Khi trải qua giai đoạn dậy thì, cậu bé cũng bắt đầu có hiện tượng cương cứng và mộng tinh.
Cương cứng: là hiện tượng dương vật dài ra và cứng hơn, thường xảy ra khi có những suy nghĩ lãng mạn, những suy nghĩ giới tính, hoặc là kết quả của một sự kích thích thể chất. Tuy nhiên, trong giai đoạn dậy thì, đôi khi bé trai sẽ có hiện tượng cương cứng mà chẳng vì một sự kích thích nào.
Khi cương cứng, dương vật sẽ không thẳng mà có xu hướng hoặc cong lên hoặc cong về một bên. Rất nhiều cậu bé lo lắng dương vật của mình không to bằng của các bạn, nhưng thật ra mỗi người đều khác nhau, và không hề có một chuẩn mực nào cho kích cỡ của dương vật cả.
Mộng tinh: Hiện tượng cương cứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi chủ thể của nó đang ngủ. Mộng tinh xảy ra khi cậu bé bị khuấy động sinh lý khi đang ngủ và xuất tinh. Thỉnh thoảng bé có thể nhớ đươc giấc mơ của mình, nhưng thường sẽ chỉ để ý thấy một vệt ướt trên quần áo và trên giường khi thức dậy mà thôi.
Hệ cơ phát triển: Trong giai đoạn dậy thì, các cơ ở tay, chân, vai, và nhìn chung ở toàn bộ cơ thể bé đều phát triển. Một số bé trai có thể cảm thấy ngực hoặc núm vú của mình sưng lên hoặc nhạy cảm hơn bình thường… điều đó không có nghĩa ngực của bé sẽ phát triển như các bạn gái. Đây chỉ là một hiện tượng tạm thời do tác động của các hormone trong cơ thể, và xảy ra với rất nhiều người.
 
 


Quá trình phát triển cơ thể ở bé trai: hệ cơ, dương vật, hệ lông… phát triển


Hệ lông phát triển: Một trong những dấu hiệu nữa của giai đoạn dậy thì là lông tóc bắt đầu mọc ở những nơi trước đây nhẵn nhụi, chẳng hạn như ở dưới cánh tay, ngực, lưng, xung quanh bộ phận sinh dục; lông tay, chân trở nên dày và dễ nhận thấy hơn, và bé bắt đầu mọc râu.
Vỡ giọng: Giọng nói của mọi người được tạo thành từ những dây thanh quản nằm trong một hộp âm gọi là thanh quản. Dây thanh quản nhỏ tạo tiếng cao, dây thanh quản to tạo tiếng trầm. Và khi toàn bộ cơ thể bạn lớn lên trong giai đoạn dậy thì, cả hộp âm lẫn các dây thanh quản của bạn cũng lớn lên. Chỉ có điều trước khi có được một giọng nói trưởng thành ổn định thì bé phải trải qua một giai đoạn nói bằng một thứ giọng lạ lùng gọi là vỡ giọng.
Quả táo Adam: Quả táo của Adam là tên gọi của một “cái cục” nhô ra trên cổ. Hiện tượng này cũng do thanh quản phát triển to lên và trồi về phía cổ. Tuy nhiên kích cỡ của quả táo ở mỗi người khác nhau, và điều đó hoàn toàn bình thường cũng giống như có người tóc thẳng người tóc xoăn mà thôi. Những khác biệt đó do DNA quyết định, và khiến mọi người không ai giống hệt ai.
Ngoài ra hormone cũng tác động không nhỏ đến các tuyến nhờn, khiến cho da trở nên nhờn và nhiều dầu hơn bình thường, nổi mụn, ra nhiều mồ hôi và… “có mùi” cơ thể.
Đó là một số phát triển hết sức bình thường về mặt thể chất, nhưng nhiều khi có thể khiến bé lo lắng và suy nghĩ. Hãy giải thích cho bé hiểu để trải qua giai đoạn đầy bất ổn này một cách suôn sẻ, bạn nhé!

 

Webtretho
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Thắc mắc khó nói về “cậu bé”
Bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Những chuẩn bị trước khi con dậy thì
Dậy thì sớm
CÓ THỂ HẠN CHẾ UNG THƯ DƯƠNG VẬT
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Thủ Dâm
Bạn biết gì về bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Cha mẹ nói gì với con cái về tình dục
Mang thai ngoài ý muốn
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  15/02/2024- Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
  06/02/2024- Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
  08/01/2024- Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
  08/01/2024- Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
  04/01/2024- IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
  25/12/2023- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
  10/12/2023- Tiếp tục phát huy tốt sứ mệnh người Nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Xem tất cả
Liên kết email