Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Thiếu hơi cha mẹ, con gầy yếu
Ngày cập nhật:  06/04/2012 10:59:42
Đừng để con, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, thiếu đi món quà thời gian của cha mẹ.


Trong tất cả các món quà mà ba mẹ dành cho con mình, thời gian dành cho con là món quà cần thiết nhất cho sự trưởng thành của mỗi đứa trẻ. Đừng để con, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, thiếu đi món quà này nếu bạn không muốn tự tay đẩy con vào những hậu họa khôn lường.

Gầy, yếu, tự ti… vì không được gần cha mẹ

Hết bốn tháng nghỉ sinh theo chế độ, Mai Lan (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) đi làm trở lại. Công việc kiểm toán bận rộn khiến chị không thể đi muộn về sớm như những bà mẹ có con nhỏ khác. Chị quyết định cai sữa con để bé dùng toàn bộ sữa ngoài và giao toàn bộ việc chăm sóc bé cho một cô giúp việc giàu kinh nghiệm chăm trẻ.

Tuần đầu tiên mọi chuyện diễn ra bình thường, nhưng sau một tháng con chị giảm cân liên tục và hay gắt gỏng, bứt rứt. Nghĩ con có bệnh nên chị đưa con đi khám ở vài nơi nhưng tất cả các bác sĩ đều kết luận con chị hoàn toàn bình thường. Chỉ đến khi tìm đến bác sĩ tâm lý chị mới hiểu rằng tình trạng của con chị bắt nguồn từ việc bé luôn lo sợ khi không có mẹ bên cạnh và cảm giác thiếu vắng sự vỗ về của bàn tay mẹ. Chị Lan quyết định xin nghỉ không lương thêm nửa năm và quả thực tình hình của bé dần được cải thiện từ khi ở gần mẹ.

Thiếu hơi cha mẹ, con gầy yếu



Đây không phải là trường hợp bé gầy yếu do thiếu “hơi” mẹ hiếm hoi nhưng rất may là tình trạng của bé sớm khắc phục được do mối quan hệ gắn bó mẹ con mới đang chỉ ở tình trạng lỏng lẻo dần. Ngoài việc ốm yếu khi còn nhỏ, những trẻ thiếu vắng sự gắn bó với ba mẹ khi lớn lên thường có khả năng đánh giá về bản thân (hay còn gọi là cái tôi) ở chiều âm tính (Trẻ thường không biết mình thích gì, yêu gì, ghét gì, thậm chí cá biệt có những em dù được thầy cô, bạn bè đánh giá tốt nhưng chính bản thân học sinh đó lại nghi ngờ khả năng của bản thân). Thiếu đi khả năng khắng định những gì bản thân mình có, các em sẽ khó thành công hơn trong cuộc sống sau này.

Rối nhiễu tình cảm do xa mẹ

Ngoài việc yếu ớt, tự ti, việc thiếu hụt tình cảm mẹ con còn làm cho trẻ bị rối nhiễu tình cảm: thất vọng, không biết cho và đón nhận tình cảm, không biết cách giao lưu tình cảm và khả năng thiết lập tình cảm cũng trở nên hết sức khó khăn. Nghiêm trọng hơn những rối nhiễu từ thủa lọt lòng này còn có thể đi theo suốt cuộc đời đứa trẻ.

Tôi còn nhớ một ca tôi trực tiếp tham vấn cách đây ba năm. Người chồng trẻ tìm đến nhà tư vấn để cứu vớt cuộc hôn nhân đang trên bờ chia ly của mình dù mới cưới chưa được bao lâu. Anh lo lắng không biết vợ mình có “chuyện riêng” gì mà rất thờ ơ với chồng. Dù anh có nhiệt tình chăm sóc đến đâu thì vợ anh vẫn đáp lại bằng thái độ thờ ơ, hời hợt.

Nghe câu chuyện thoạt đầu tôi những tưởng người chồng kia chắc có lỗi lầm gì đó nhưng đến khi đề nghị được gặp trực tiếp thân chủ, lúc này tôi mới vỡ lẽ nguyên nhân chính là do cô vợ. Từ ngày nhỏ T. (tên người vợ) đã phải sống xa mẹ, cô ở với ông bà nội và chỉ được gặp mẹ khi chuyến hàng kết thúc, một tháng đôi ba lần. Khi mẹ trở về thì cảm xúc vui mừng, chờ mong cũng không còn nữa và càng ngày những cảm xúc đó cứ theo đà mà lớn lên. Cô trở thành người lạnh lùng. Thời thiếu nữ cô chỉ có một vài người bạn xã giao. Dù có không ít chàng trai đến ngỏ lời nhưng kết cục chuyện cũng không đi đến đâu vì chẳng ai chịu nổi “máu lạnh” của cô.

Người mà cô lấy làm chồng là người si mê sắc đẹp và học thức của cô. Khi tôi đưa ra những câu hỏi như: tình cảm dành cho chồng như thế nào, hay T. có sợ mọi người đánh gía về mình hay không thì câu trả lời luôn là không quan tâm đến việc mọi người đánh giá về mình, cũng như không sợ nếu tình cảm của chồng ngày càng giảm đi. Với cách sống này, có lẽ ngay cả khi có con T. cũng khó lòng thoát khỏi lối ứng xử thiếu tình cảm như vậy với con mình.

Khó thiết lập mối quan hệ xã hội

Một hậu quả khác với những đứa trẻ thiếu tình cảm của cha mẹ là khó thiết lập mối quan hệ xã hội. Nếu có thiết lập thì rất dễ là sự tập chung của một nhóm bạn để làm những gì chúng thích và do đó dễ sa đà vào các hoạt động phạm pháp như mại dâm, ăn trộm, hoặc trốn nhà. Những người có tình cảm mẹ con không bền chặt cũng thường không coi trọng cuộc sống gia đình. Điều này có thể xuất phát từ việc họ không tự tin để xây dựng một gia đình mới vì sợ không mang lại cho con của mình một cuộc sống bình thường, nhưng cũng có khi là suy nghĩ cuộc sống gia đình không hứng thú với họ.
 

mangthai.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tự chăm sóc bản thân sau sinh nở
Bệnh trẻ em thường gặp mùa nắng nóng
Những việc làm có thể gây hại cho bé
Bổ sung dầu ăn cho trẻ như thế nào?
Bị sản hậu vì "gần chồng" sớm sau sinh?
3 dạng trí thông minh cần được chú trọng phát triển ở trẻ
Những hành vi không nên cấm bé
Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em
Viêm tuyến sữa sau khi sinh con
Khi nào không nên tiêm vaccine cho trẻ?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email