Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra xuất huyết tử cung khi mang thai
Ngày cập nhật:  27/08/2024 10:00:25
Tình trạng xuất huyết tử cung khi mang thai xảy ra với khoảng 25% sản phụ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được chuẩn đoán chính xác.

 

 
 

Nếu gặp tình trạng xuất huyết tử cung, mẹ bầu không nên chủ quan và nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng xuất huyết tử cung
 

xuat huyet tu cung

Hiện tượng xuất huyết tử cung khi mang thai có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
 

Tình trạng này có thể do sự thay đổi nội mạc tử cung trong quá trình chuẩn bị đón trứng vào làm tổ. Theo đó, hiện tượng xuất huyết xảy ra từ 1 – 2 tuần từ thời điểm thụ thai, có khi là dấu hiệu báo thai sớm. Theo thống kê, có khoảng 20-30% phụ nữ mang thai bị chảy máu vùng kín trong thời gian đầu của thai kỳ.
 

Dọa sảy thai
 

xuat huyet tu cung


Một số thai phụ thấy hiện tượng chảy máu vùng kín khi mang thai khoảng 4 – 8 – 12 tuần. Nguyên nhân là do phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Tình trạng ra máu thường kèm theo các triệu chứng như đau lưng, nặng ở vùng bụng dưới…
 

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sản sinh ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, đôi khi lượng nội tiết tố tiết ra không đủ, dẫn đến xuất huyết âm đạo, tương tự như có kinh nguyệt. Thông thường hiện tượng này sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ.
 

Với những trường hợp thai đã vượt qua 3 tháng thì việc ra máu có thể là triệu chứng của sảy thai, sinh non hoặc nhau thai có vấn đề. Những trường hợp này thường đi kèm với các biểu hiện khác và rất nguy hiểm đối với cả thai phụ lẫn thai nhi.
 

Thai lưu
 

Trong trường hợp bào thai phát triển không bình thường, sẽ gây tình trạng thai chết lưu. 1/3 trong số các trường hợp bắt nguồn từ rối loạn nhiễm sắc thể. Các nguyên nhân khác có khả năng gây thai lưu là chấn động cơ học, nhiễm trùng… Cơ thể sản phụ sẽ đào thải bào thai bắt đầu với dấu hiệu xuất huyết tử cung khi mang thai.
 

Thai lạc chỗ
 

Thai lạc chỗ là tình trạng phôi thai nằm ngoài tử cung. Những dấu hiệu của thai lạc chỗ bao gồm chảy máu âm đạo khi mang thai, đau nhói vùng bụng dưới. Trường hợp nếu thai ngoài tử cung bị vỡ và không xử lý kịp thời, có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Ngoài ra, những người có tiền sử nạo phá thai, bị viêm nhiễm vùng sinh dục, đã từng bị thai lạc chỗ sẽ dễ gặp tình trạng này hơn.
 

Thai trứng

xuat huyet tu cung

 

Trứng sau khi được thụ tinh sẽ hình thành nên phôi và các phần phụ như túi ối, nhau thai, gai nhau… Sự phát triển của phôi và các thành phần phụ này phải tương ứng với nhau. Tuy nhiên có trường hợp, thành phần phụ lại phát triển quá nhanh, dẫn đến không tương ứng với phôi thai.
 

Điều này khiến cho gai nhau nhanh chóng bị thoái hóa, tạo thành các túi chứa dịch, dính vào nhau tựa như chùm nho. Những tổn thương này khiến cho trứng bị hỏng nhưng gai nhau vẫn được nuôi dưỡng thông qua máu cung cấp từ mẹ nên tiếp tục hoạt động. Hiện tượng này gọi là thai trứng.
 

Dấu hiệu của thai trứng là phụ nữ bị xuất huyết tử cung khi mang thai, máu có màu nâu đen hoặc đỏ, ra máu dai dẳng hoặc ồ ạt.
 

Nhau bong non
 

Nhau bong non là tình trạng nhau thai bị tách khỏi vị trí thành tử cung khi bé còn chưa chào đời. Triệu chứng thường thấy là thai phụ đau bụng, xuất huyết vùng kín. Khi đã được chẩn đoán nhau bong non, cần theo dõi sát sao tình trạng của thai nhi, thai phụ và sự co bóp của tử cung. Việc xử trí sẽ tùy theo mức độ của nhau bong và tuổi thai. Nếu thai trưởng thành, bác sĩ sẽ theo dõi và có thể chỉ định kích thích chuyển dạ.
 

Nhau tiền đạo
 

Thông thường, bánh nhau bám vào mặt trước, sau và đáy của tử cung. Nếu vì một lý do nào đó, chẳng hạn như tử cung có sẹo mổ cũ, bị dị dạng, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt… thì bánh nhau sẽ bám thấp xuống vòng eo tử cung, che đi một phần hay toàn bộ lỗ trong tử cung, dẫn đến cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ. Dấu hiệu của nhau tiền đạo là xuất huyết tử cung khi mang thai, xảy ra khi có sự bong tách giữa bánh nhau và tử cung.
 

Xuất huyết tử cung do tác động bên ngoài
 

Ngoài những nguyên nhân bên trong thì các tác động bên ngoài khác cũng gây nên hiện tượng ra máu. Mẹ bầu có thể ra huyết sau khi quan hệ tình dục lúc mang thai. Hoặc sau mỗi lần thăm khám thai, cổ tử cung bị tác động và co bóp mạnh cũng dẫn đến chảy máu nhẹ.
 

Ngoài ra, hiện tượng ra máu khi mang thai còn do nhiều nguyên nhân khác như:

  • Polyp cổ tử cung
  • Vỡ tử cung
  • Ung thư cổ tử cung
  • U xơ
  • Rối loạn đông máu
     

Hiện tượng xuất huyết tử cung xảy ra trong trường hợp nào thì được coi là nguy hiểm
 

xuat huyet tu cung


Nếu thai phụ bị ra máu kèm đau bụng hoặc các triệu chứng bất thường thì cần đến bệnh viện ngay. Các triệu chứng liệt kê dưới đây kèm ra máu thai kỳ được xem là tình trạng nguy hiểm:
 

  • Đau bụng
  • Sốt
  • Chuột rút
  • Ớn lạnh
  • Ra máu cục hoặc kèm lợn cợn
  • Choáng váng hoặc ngất
  • Ra máu quá 2 ngày
  • Ra máu đỏ tươi
  • Các hiện tượng thai nghén biến mất
  • Ra máu trong tam cá nguyệt thứ 2
Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?
Tác động của HIV và STI đến khả năng sinh sản
Ra khí hư màu vàng khi mang thai có nguy hiểm?
Nhiễm HPV có gây ung thư cổ tử cung?
Ưu và nhược điểm của các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến
U hạt rốn sơ sinh: Nguyên nhân và điều trị thế nào cho đúng cách?
4 điều cần biết về vitamin dành cho phụ nữ mang thai
3 dấu hiệu vô sinh ở nữ giới, chị em cần biết
Tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai: Nhiều mẹ bầu còn chủ quan
Lí giải tình trạng bị ngứa khi mang thai – nỗi lo chung của các mẹ bầu
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Xem tất cả
Liên kết email