Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
U nang buồng trứng xoắn có nguy hiểm không? Cách phát hiện sớm
Ngày cập nhật:  16/10/2023 07:42:40
U nang buồng trứng xoắn là một biến chứng mà những người mắc u nang buồng trứng thường gặp. Biến chứng này gây nhiều nguy hiểm khôn lường, cần được nhận biết sớm để tránh những rủi ro có thể gặp phả

U nang buồng trứng là một dạng u lành tính ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời u nang buồng trứng có thể gây nguy hại đến sức khỏe.
 

Nguyên nhân dẫn đến xoắn u nang buồng trứng
 

U nang buồng trứng xoắn là tình trạng khối u nang trong buồng trứng bị xoắn lại. Đây là một biến chứng thường gặp ở u nang buồng trứng. Thông thường những u nang có khả năng bị xoắn cao nhất là những u nang có cuống, có trọng lượng vừa phải và không bị dính với các tạng xung quanh.
 

Hiện tượng nang buồng trứng bị xoắn do nhiều nguyên nhân gây ra, nguyên nhân phổ biến nhất là do cử động, ổ bụng rỗng và khối u có cuống dài. Những cử động thường ngày như chạy nhảy, hoạt động mạnh khiến cho khối u di chuyển nhiều hơn trong ổ bụng và dễ dẫn đến tình trạng xoắn u.
 

Những phụ nữ vừa sinh xong, tử cung sẽ co lại, khi đó ổ bụng trở nên rỗng hơn làm cho u nang dễ di chuyển và gây xoắn. Những khối u có cuống dài, không dính với những thành phần lân cận sẽ rất dễ bị xoắn.
 

Biểu hiện u nang buồng trứng xoắn
 

U buồng trứng là một loại bệnh phụ khoa có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi đối tượng. U nang buồng trứng xoắn là biến chứng của bệnh u nang buồng trứng, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện
 

Tuy nhiên, đa số người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:
 

- Xuất hiện đau bụng dưới: Đây là triệu chứng điển hình nhất của xoắn u nang buồng trứng. Bụng dưới đau dữ dội từng cơn, tần suất cơn đau ngày một tăng, lúc đầu 10 phút, sau rút còn 5 phút, 3 phút… và còn kèm theo triệu chứng nôn ói. Cơn đau mỗi lúc một tăng khiến bệnh nhân phải nhập viện.
 

- Biểu hiện chướng bụng: Kèm theo những cơn đau bụng là người bệnh luôn cảm thấy khó chịu vùng bụng, chướng bụng, mặc dù không phải do ăn no.
 

- Buồn tiểu, tiểu rắt: Trường hợp u nang to, chèn ép bàng quan, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn tiểu, gây ra chứng tiểu rắt hoặc khó tiểu.
 

- Táo bón: U nang chèn ép lên trực tràng khiến cho chị em bị chứng táo bón, khó đi vệ sinh.
 

- Xuất hiện choáng váng: Khi phụ nữ mắc u nang buồng trứng xoắn, họ sẽ bị những cơn đau hành hạ, khiến cho bản thân mất ăn mất ngủ, người xanh xao, mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy choáng váng, hoa mắt, vã mồ hôi, mặt tái xanh, có thể bị ngất…
 

U nang buồng trứng xoắn nguy hiểm thế nào, cách phát hiện sớm - Ảnh 2.

U nang buồng trứng xoắn là một biến chứng mà những người mắc u nang buồng trứng thường gặp.


U nang buồng trứng xoắn có nguy hiểm không?
 

U nang buồng trứng một khi bị xoắn sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh, nó khiến cho người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau đớn hành hạ và thường dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng như: Suy giảm hoặc mất khả năng sinh sản, tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
 

Khi khối u bị xoắn sẽ khó hoặc không thể trở lại tình trạng như lúc đầu, tình trạng xoắn để lâu sẽ dẫn đến vỡ u hoặc hoại tử. Lúc này nếu tình trạng chuyển biến nặng, cần phải cắt bỏ một bên buồng trứng, sẽ khiến cho khả năng sinh sản của phụ nữ giảm đi 50% và phụ nữ có nguy cơ bị viêm màng bụng, nhiễm trùng, mất máu, thậm chí là tử vong.
 

Có những trường hợp u nang buồng trứng gây xoắn cả hai bên buồng trứng, người bệnh có thể phải cắt cả hai bên buồng trứng, khả năng sinh sản lúc này sẽ không còn nữa.
 

Điều trị u nang buồng trứng xoắn thế nào?
 

Để tránh những nguy hiểm mà dạng u nang này gây nên với người bệnh, cần phải điều trị xoắn u buồng trứng kịp thời. Nếu u nang xoắn được phát hiện lúc chưa bị vỡ, bác sĩ sẽ làm phẫu thuật để cắt bỏ khối u.
 

Đối với u xoắn kèm theo xoắn buồng trứng, việc đầu tiên là bác sĩ sẽ tháo xoắn. Nếu tháo xong, buồng trứng được cung cấp máu trở lại, bắt đầu phục hồi chức năng bình thường, sẽ bảo tồn buồng trứng và cắt bỏ khối u. Còn nếu buồng trứng không thể trở lại như cũ, bị hoại tử, thì cần phải thực hiện cắt một bên buồng trứng. Buồng trứng còn lại vẫn thực hiện chức năng sinh sản bình thường.
 

Việc điều trị cho người bệnh sẽ trở nên rất phức tạp, dễ có nguy cơ dính ruột, nhiễm khuẩn ruột, tắc ruột... nếu u nang buồng trứng bị xoắn đã có biến chứng hoại tử. Lúc này người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong cao.
 

U nang buồng trứng xoắn nguy hiểm thế nào, cách phát hiện sớm - Ảnh 3.

U nang buồng trứng một khi bị xoắn sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh. Ảnh minh hoạ.

Lời khuyên thầy thuốc
 

Để tránh tình trạng xoắn u thì chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa thường xuyên, tầm 6 tháng một lần để tầm soát những căn bệnh ở nữ giới nói chung và xoắn u nang buồng trứng nói riêng.
 

Bên cạnh đó, những thói quen lối sống hàng ngày cũng ảnh hưởng khá nhiều đến nguy cơ mắc u buồng trứng xoắn. Vì thế, cần phải thay đổi lối sống để ngăn ngừa tình trạng này bằng cách: Thực hiện những bài thể dục nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ... là những lời khuyên của bác sĩ đưa ra giúp phụ nữ giảm nguy cơ bị u nang tại buồng trứng.
 

Mỗi ngày nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước lọc. Điều này giúp thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ bị u nang buồng trứng. Kết hợp với thói quen làm việc khoa học, đan xen những hoạt động giải trí lành mạnh như nghe nhạc, đọc sách, dạo phố để giảm stress, căng thẳng... sẽ đẩy lùi căn bệnh u nang buồng trứng.
 

Ăn uống bổ sung vào cơ thể sao cho đầy đủ dưỡng chất, bổ sung những loại thực phẩm có lợi cho phái nữ như các loại rau củ chứa nhiều vitamin khoáng chất, tránh những loại làm giảm hormone nữ như thịt đỏ, đồ có cồn, đồ ăn chế biến sẵn, đồ dầu mỡ.

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những điều cần biết về xét nghiệm HIV trong thai kỳ
Các tai biến sản khoa thường gặp khi sinh nở
Mẹ bầu nên biết 6 yếu tố gây dị tật bẩm sinh và cách hạn chế nguy cơ
Phụ nữ dậy thì sớm và mãn kinh muộn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác
Ứ mật thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?
U nang buồng trứng có thể trở thành ung thư?
Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên nhập viện?
Mẹ bầu cần phải làm việc này hàng ngày để tránh thai lưu
Mẹ bầu đau bụng dưới: khi nào nguy hiểm và cách khắc phục
Băng huyết sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Xem tất cả
Liên kết email