Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Những điều cần biết về xét nghiệm HIV trong thai kỳ
Ngày cập nhật:  02/10/2023 07:54:35
Xét nghiệm HIV trong thai kỳ là bước khởi đầu cho việc ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con và tiếp cận điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV. Tuy nhiên, nỗi sợ bị cộng đồng kỳ thị đã khiến nhiều phụ nữ mang thai từ chối xét nghiệm sàng lọc.

1. Lợi ích của xét nghiệm HIV khi mang thai

HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp tử vong có thể phòng ngừa được khi phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sản khoa trước và sau sinh cũng như sinh nở an toàn.
 

Theo ThS. Lương Quốc Bình, Phó trưởng khoa phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, với những tiến bộ to lớn trong việc ngăn ngừa lây truyền, rõ ràng việc xác định và điều trị sớm cho tất cả phụ nữ mang thai nhiễm HIV là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm cho trẻ sơ sinh và cũng cải thiện sức khỏe của phụ nữ.
 

Những điều cần biết về xét nghiệm HIV trong thai kỳ - Ảnh 1.

Xác định và điều trị sớm cho tất cả phụ nữ mang thai nhiễm HIV là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm cho trẻ sơ sinh.


Vì vậy, xét nghiệm HIV sớm trong thai kỳ giúp phát hiện nhiễm ngay từ đầu. Việc này cho phép phụ nữ mang thai nhận được chăm sóc y tế chuyên sâu và hỗ trợ sớm để giảm nguy cơ lây truyền cho thai nhi.
 

Nếu một phụ nữ mang thai nhiễm HIV không được điều trị nguy cơ lây truyền cho thai nhi là rất cao. Tuy nhiên, với điều trị ARV đúng cách và các biện pháp phòng ngừa khác, nguy cơ này có thể được giảm đáng kể, thậm chí bằng 0. Vì vậy, xét nghiệm sớm cho mẹ sẽ loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hơn nữa, việc bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus sớm sẽ có lợi cho người nhiễm cũng như làm giảm tỷ lệ lây truyền.
 

Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị tất cả những người nhiễm HIV đang mang thai và đang cho con bú, bất kể số lượng CD4, nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt và tiếp tục điều trị cho đến hết đời.
 

2. Xét nghiệm HIV khi mang thai được thực hiện như nào?
 

Kể từ năm 1990, khi ca nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam được công bố, Chính phủ đã ngay lập tức có các biện pháp phòng chống và điều trị triển khai để kiểm soát sự lây lan của virus này. Cụ thể, là triển khai các chương trình và biện pháp để cung cấp thông tin, tư vấn, và điều trị miễn phí cho những người nhiễm HIV và những người có nguy cơ cao để giảm nguy cơ lây nhiễm, trong đó phụ nữ mang thai là đối tượng được đặc biệt quan tâm.
 

Bộ Y tế cũng đã quy định về thủ tục, thời gian, số lần xét nghiệm cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, sinh nở, cho con bú và các biện pháp giảm lây truyền từ mẹ sang con trong thông tư 09/2021/TT-BYT.
 

Những điều cần biết về xét nghiệm HIV trong thai kỳ - Ảnh 2.

Phụ nữ mang thai nên tiến hành xét nghiệm HIV lần đầu càng sớm càng tốt.


Phụ nữ mang thai không biết mình nhiễm HIV và đồng ý thực hiện xét nghiệm sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm HIV khi khám thai định kỳ hoặc khi chuyển dạ, sinh con theo Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai của Bộ Y tế, cụ thể:
 

- Tiến hành xét nghiệm lần đầu càng sớm càng tốt.
 

- Tiến hành xét nghiệm lần thứ hai đối với các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam như sau:
 

  • Có nguy cơ cao trong vòng 3 tháng trước lần xét nghiệm HIV đầu tiên;
  • Có nguy cơ cao sau khi xét nghiệm lần đầu
     

Quy trình xét nghiệm

Xét nghiệm HIV khi mang thai được thực hiện tương tự như xét nghiệm HIV cho người không mang thai, bao gồm:
 

- Tư vấn trước khi xét nghiệm: Trước khi thực hiện xét nghiệm, phụ nữ mang thai được nhân viên y tế tư vấn về quá trình xét nghiệm, ý nghĩa và mục tiêu kiểm tra. Tư vấn này cũng bao gồm việc nói về các yếu tố nguy cơ và cách tránh truyền HIV.
 

- Lấy mẫu máu: Xét nghiệm HIV thường dựa vào việc lấy mẫu máu từ tĩnh mạch. Một lượng nhỏ máu sẽ được thu thập để kiểm tra.
 

- Xử lý mẫu máu: Mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định có sự hiện diện của HIV hoặc không. Thường thì kết quả sẽ có ngay sau một thời gian ngắn.
 

- Thời gian xét nghiệm: Thời gian xét nghiệm có thể biến đổi tùy thuộc vào loại xét nghiệm được sử dụng. Một số xét nghiệm nhanh có thể cho kết quả sau vài phút, trong khi các xét nghiệm định tính hoặc định lượng phức tạp hơn có thể cần vài ngày.
 

- Tư vấn và thông báo kết quả: Sau khi có kết quả, nhân viên y tế sẽ cung cấp thông tin và hỗ trợ tâm lý cho phụ nữ mang thai. Nếu kết quả là dương tính (nhiễm HIV), sẽ có kế hoạch điều trị và theo dõi thai kỳ để giảm nguy cơ truyền HIV cho thai nhi.
 

- Theo dõi và quản lý: Nếu một phụ nữ mang thai được xác định nhiễm HIV, sẽ được hướng dẫn về cách duy trì điều trị ARV và tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ của mình và thai nhi được bảo vệ.

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Các tai biến sản khoa thường gặp khi sinh nở
Mẹ bầu nên biết 6 yếu tố gây dị tật bẩm sinh và cách hạn chế nguy cơ
Phụ nữ dậy thì sớm và mãn kinh muộn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác
Ứ mật thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?
U nang buồng trứng có thể trở thành ung thư?
Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên nhập viện?
Mẹ bầu cần phải làm việc này hàng ngày để tránh thai lưu
Mẹ bầu đau bụng dưới: khi nào nguy hiểm và cách khắc phục
Băng huyết sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Xem tất cả
Liên kết email