Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh: Mẹ đừng nên coi thường!
Ngày cập nhật:  20/12/2022 16:31:19
Viêm phụ khoa sau sinh là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ ngày nay. Vậy nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa là gì? Bệnh này có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? Chị em hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

 

 
 

Chị em sinh thường hay sinh mổ cũng đều có nguy cơ đối diện với viêm nhiễm phụ khoa. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở trong độ tuổi sinh sản. Với những phụ nữ sau sinh thì tỷ lệ mắc bệnh lại càng cao. Vậy nguyên nhân gây viêm phụ khoa sau sinh là gì và cách chữa trị như thế nào?
 

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Chị em sau khi sinh bé sẽ trải qua nhiều sự thay đổi từ cơ thể đến tâm sinh lý. Nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh viêm phụ khoa sau sinh có thể kể đến như sau:
 

1. Do sự thay đổi nội tiết tố

Sau khi sinh và cho con bú, cơ thể phụ nữ dễ bị mất cân bằng nội tiết tố. Sự thay đổi này khiến môi trường âm đạo bị xáo trộn, dẫn đến khí hư, khí huyết nhiều, ẩm ướt. Từ đó, vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập, ảnh hưởng trực tiếp đến âm đạo và là nguyên nhân gây ra các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng…
 

viem nhiem phu khoa


2. Do hệ miễn dịch suy giảm

Mang thai và sinh nở là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Mỗi lần vượt cạn là mỗi lần cơ thể và sức khỏe của người mẹ suy giảm. Hệ miễn dịch hoạt động không tốt sau khi sinh khiến chị em khó chống chọi với các tác nhân gây hại cơ thể, đặc biệt là các bệnh về viêm phụ khoa.
 

3. Âm đạo bị tổn thương sau sinh

Khi sinh bé, các cơ quanh vùng kín giãn rộng thậm chí có những vết rách, vết khâu rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Điều này tạo cơ hội cho bệnh phát triển, lan rộng, gây viêm nhiễm.
 

4. Do vấn đề vệ sinh kém

Trong 6-8 tuần sau sinh, cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra sản dịch thay cho kinh nguyệt. Vì thế vùng kín sẽ cực kì ẩm ướt, bí bách, ngứa ngáy và có mùi hôi. Lúc này, chị em phải chú ý vệ sinh thật kỹ lưỡng, sạch sẽ để phòng bệnh phụ khoa.
 

viem nhiem phu khoa

5. Do quan hệ tình dục sớm

Sau thời gian sinh nở, phụ nữ cần nghỉ ngơi và điều dưỡng để cơ thể sớm hồi phục, âm đạo hoạt động bình thường. Nếu vội vàng “yêu” trở lại sẽ dễ khiến âm đạo tổn thương và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Chưa kể, người chồng có thể mang mầm bệnh từ cơ thể sang cho chị em.
 

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra viêm nhiễm phụ khoa sau sinh:

  • Quá trình cắt tầng sinh môn không đảm bảo vô khuẩn
  • Quá trình sinh mổ khiến tử cung bị vỡ, nhiễm khuẩn ối
  • Nhiễm khuẩn máu sau sinh
     

Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh gây ra nhiều nguy hiểm

Nhiều chị em thường xem nhẹ các dấu hiệu của viêm phụ khoa sau sinh mà không hề hay biết những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh đến sức khỏe, nhất là khả năng sinh sản.
 

Ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày: Các triệu chứng do viêm phụ khoa gây ra như ngứa, đau vùng kín, khí hư nhiều dẫn đến chị em cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mất tập trung vào công việc hằng ngày.
 



Tăng nguy cơ viêm nhiễm lan rộng: Khi không được phát hiện kịp thời, tình trạng viêm nhiễm kéo dài, các vi khuẩn, nấm sẽ xâm nhập và lây lan trên diện rộng.
 

Giảm ham muốn tình dục: Hầu hết các bệnh phụ khoa đều gây đau rát cho phụ nữ khi “yêu”. Lâu dần sẽ làm chị em ngại và lãnh cảm với việc quan hệ chăn gối, ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.
 

Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn: Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của phụ nữ. Đơn cử như bệnh viêm vùng chậu, nếu chị em bị bệnh này lâu ngày, vòi trứng sẽ viêm và gãy gập. Điều này làm tinh trùng không thể gặp trứng và thụ tinh được, dẫn đến vô sinh.
 

Biến chứng khác: Viêm phụ khoa sau sinh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dần chuyển sang mãn tính, có nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng chị em phụ nữ.
 

Cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Việc điều trị viêm phụ khoa sau sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tình trạng bệnh cụ thể
  • Tác nhân gây bệnh
  • Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài…
  • Lịch sử bệnh của bệnh nhân
     

Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, chị em phụ nữ nên đến ngay bệnh viện để thăm khám kịp thời.
 

1. Điều trị viêm phụ khoa bằng thuốc

Viêm phụ khoa sau sinh dạng nhẹ thường được điều trị bằng thuốc dành cho sản phụ. Chị em sẽ được uống thuốc và sử dụng thuốc đặt âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh, kháng viêm và làm lành vết thương.
 

Với phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 3 tháng tuổi cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần tuân theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ để tránh rủi ro
 

2. Điều trị bằng các thủ thuật ngoại khoa

Đối với những bệnh viêm phụ khoa sau sinh nặng hơn, sử dụng thuốc không hiệu quả thì cần phải sử dụng những biện pháp mạnh như:

  • Kỹ thuật đốt điện
  • Kỹ thuật laser
  • Kỹ thuật Dao Leep (khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện)
  • Áp lạnh để triệt tiêu vùng viêm nhiễm.
     

Lưu ý khi điều trị viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

  • Chị em cần sử dụng thuốc dưới sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ theo đúng liều lượng, không được tự ý mua thuốc.
  • Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Chị em không nên sử dụng chất kích thích như bia rượu.
  • Chị em nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước muối ấm pha loãng, giữ khô thoáng. Đồng thời không được thụt rửa âm đạo hay sử dụng những chất tẩy rửa như xà phòng, sữa tắm.
  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi hết bệnh. Chị em nên khám sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng để chắc chắn bệnh đã khỏi hoàn toàn và phát hiện ngay khi bệnh quay lại.
Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những dấu hiệu dọa sinh non mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý
Phù thai ở bà bầu: Những điều cần lưu ý trong thời gian thai kỳ
Tử cung bất thường có thể gây hiếm muộn?
4 việc quan trọng mẹ cần làm khi mang thai vào tháng thứ 8
Ai có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung?
U buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm?
Dấu hiệu của đa nang buồn trứng, bị đa nang buồng trứng có con được không?
Phát hiện dấu hiệu suy buồng trứng sớm để can thiệp kịp thời
3 giai đoạn sản dịch, sản phụ nên biết để phân biệt với chảy máu sau sinh bất thường
Giải đáp những thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ đối với thai kỳ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
Xem tất cả
Liên kết email