Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Nhau bám mặt trước và những điều mẹ bầu cần chú ý, đặc biệt thai phụ nhóm máu O
Ngày cập nhật:  13/07/2022 09:25:27
Nhau bám mặt trước là vị trí tương đối an toàn với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đây không được cho là vị trí lý tưởng tuyệt đối
 

 

bầu có thể gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm trong thời gian mang thai. Trong đó, không thể không nhắc đến tình trạng nhau bám mặt trước. Hiểu rõ về tình trạng này sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong việc phòng ngừa, từ đó hạn chế tối đa những rủi ro liên quan có thể ảnh hưởng đến thai nhi và bản thân.
 

Nhau bám mặt trước nghĩa là như thế nào?
 

Ngay từ khi trứng được thụ tinh, nhau thai đã hình thành. Lúc này các tế bào được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm tế bào sẽ trở thành em bé và 1 nhóm tế bào còn lại sẽ hình thành nên nhau thai. Vài ngày sau đó nhau thai sẽ bám vào nội mạc tử cung trong bụng mẹ và bắt đầu chức năng chính của mình:
 

  • Là cầu nối đưa các chất dinh dưỡng và oxy được truyền từ máu của mẹ vào tới bào thai
  • Liên kết với bào thai thông qua dây rốn
     

Tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ, vị trí nhau thai cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến và an toàn nhất vẫn là những trường hợp sau:
 

  • Nhau bám mặt trước (vị trí ở phía trước thành tử cung)
  • Nhau bám mặt sau
  • Nhau bám ở phía trên thành tử cung
  • Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung
     

Nhau thai bám trước được hiểu là nhau nằm ngay ở phía trước đầu của thai nhi. Điều đó có nghĩa là nhau thai nằm ngay phía trước và bào thai nằm ngay phía sau nó.
 

nhau bam mat truoc


Nhau bám mặt trước có thực sự an toàn tuyệt đối?
 

Được cho là an toàn, không gây nguy hiểm cho bé trong suốt 40 tuần thai nhưng nhau thai bám trước vẫn có những nguy cơ nhất định. Đó là bà bầu bị huyết áp, tiểu đường, bé tăng trưởng chậm và thai chết lưu. Những phụ nữ có nhóm máu O thường có nguy cơ bị nhau thai bám mặt trước cao hơn. Ngoài ra, nhau bám mặt trước có thể gây ra những cản trở trong thai kỳ.
 

1. Cảm nhận những cử động của bé
 

Nhau bám mặt trước sẽ tạo nên sự ngăn cách giữa bé và tử cung. Vì vậy, bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ cử động nào của bé. Thậm chí, khi bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ, bạn cũng không cảm nhận được những cú đạp của bé.
 

nhau thai bam mat truoc


2.  Nhau bám trước cản trở các thủ thuật y khoa
 

Nếu bé bị ngôi ngược (mông ra trước), rau thai bám mặt trước sẽ cẩn trợ việc đưa bế ra ngoài. Các tình huống trên đều sẽ được giải quyết nếu nhau thai trở lại trí ví phía sau vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
 

3. Khó nghe được nhịp tim của bé
 

Vị trí bám của nhau thai không thuận lợi sẽ khiến bác sĩ gặp nhiều khó khăn khi nghe nhịp tim của bé. Tuy nhiên, việc siêu âm xác định giới tính của thai nhi thì lại không có trở ngại.
 

4. Nhau bám mặt trước có sinh thường được không?

Hiện tại vẫn chưa có thông tin chính xác về việc nhau bám mặt trước không thể sinh thường được. Do đó, mẹ nên yên tâm và không cần lo lắng nhiều, tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Để biết chính xác và đảm bảo an toàn, mẹ cần khám sức khỏe tổng quát để đánh giá sức khỏe. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ dùng phương pháp sinh thường hay sinh mổ.
 

Nhau bám mặt trước sinh con trai hay con gái?
 

Dân gian vẫn đồn rằng nhau rau bám trước đa phần là sinh con gái. Nhưng các chuyên gia sản khoa khẳng định rau bám mặt trước hay sau không phải là cột mốc để xác định giới tính thai nhi.
 


Chỉ biết rằng, có thể nhau bám trước sẽ khó sinh hơn so với nhau bám mặt sau. Chuyện sinh như thế nào do ý muốn của mẹ một phần nhưng quyết định vẫn nằm ở bác sĩ. Vì còn rất nhiều yếu tố phụ thuộc như sức khỏe của thai nhi và các phần phụ của thai như các bộ phận: bánh nhau, dây rốn, ối…
 

Một số lưu ý
 

Mẹ bầu nhau bám mặt trước cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ như:
 

  • Khám thai theo định kỳ
  • Tránh vận động nhiều
  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
  • Lên kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp
  • Chọn ăn những thức ăn dễ tiêu
  • Ăn uống nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt
  • Uống bổ sung sắt, axit folic và canxi ở dạng hữu cơ dễ hấp thụ.
     

Nhau thai bám trước về cơ bản là an toàn cho thai nhi trong suốt thai kỳ, đây là điều quan trọng mẹ cần biết. Tất cả các nguy cơ vẫn có khả năng xảy ra nhưng là “thứ yếu”.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Đa nang buồng trứng và nguy biến khó lường
Tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai: Nhiều mẹ bầu còn chủ quan
Ung thư vú di căn khi nào và người bệnh cần làm gì?
Số lượng nang trứng nói lên điều gì về khả năng sinh sản?
Sa sinh dục và những hệ lụy không phải ai cũng biết
Mẹ bầu đừng chủ quan với các triệu chứng tiền sản giật nguy hiểm này
Tìm hiểu về bệnh pemphigus – bóng nước tự miễn ở phụ nữ mang thai
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim
Bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên ăn gì và kiêng gì cho phù hợp?
Tìm hiểu về loạn sản phổi và điều trị loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Xem tất cả
Liên kết email