Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Những kiến thức cần biết về bệnh giãn não thất ở trẻ
Ngày cập nhật:  10/06/2021 15:11:31
Bệnh giãn não thất ở trẻ là tình trạng dịch não tủy bị ứ trệ. Bệnh này có thể dẫn đến tình trạng não úng thủy nguy hiểm ở trẻ em. Chính vì vậy, các mẹ hãy lưu ý đến kiến thức về căn bệnh này.

 

Khi kết quả siêu âm cho thấy thai nhi bị giãn não thất 10mm trở lên, nhiều sản phụ bắt đầu lo lắng về việc giãn não thất có nguy hiểm không, thai nhi bị giãn não thất nên ăn gì để tình trạng của trẻ trở về bình thường. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc xung quanh mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.

Giãn não thất là gì?

Hai cơ quan chính của hệ thần kinh trung ương là não và tủy sống. Xung quanh não và tủy sống được gọi là dịch não tủy. Dịch não tủy này cũng có ở hệ thống các mạch mạc não, lỗ, kênh và não thất.

gian nao that

Giãn não thất xảy khi khi tình trạng dịch não tủy bị tắc nghẽn, tích tụ quá nhiều trong não của trẻ. Tình trạng này thườn xuyên xuất hiện ở trong thai kỳ và có thể phát hiện vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.

Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh, áp lực dịch não tủy ngày càng tăng, gây ra tình trạng rất nguy hiểm. Trong đó, tình trạng đáng lo ngại nhất là kích thước hộp sọ ngày càng to, giãn rộng thóp trước và các đường khớp. Đồng thời, các tĩnh mạch phía trán cũng giãn khiến đầu bé nổi nhiều gân xanh. Ngoài ra, những đứa trẻ mắc bệnh đến não thường bị ảnh hưởng đến trí tuệ.

Triệu chứng

Trẻ mắc bệnh này thường không có dấu hiệu nào để nhận biết. Tuy nhiên, nếu bệnh có khả năng tiến triển thành não úng thủy sẽ có những biểu hiện như:

Kích thước đầu tăng bất ngờ, đầu to hơn bình thường.

Trẻ cực kỳ buồn ngủ.

Chán ăn, nôn mửa.

Co giật không có nguyên nhân.

Thóp căng phồng, rộng các đường khớp sọ.

gian nao that


Nguyên nhân dẫn đến giãn não thất

Tuy không có nguyên nhân cụ thể, nhưng những nguyên nhân dưới đây cũng góp phần dẫn đến tình trạng bệnh giãn não thủy.

Một vấn đề sức khỏe ngăn dịch não tủy lưu thông và được hấp thụ bình thường, khiến dịch tích tụ dần trong não thất – não úng thủy.

Sự mất cân bằng giữa sản xuất và hấp thụ dịch não tủy.

Khiếm khuyết trong quá trình phát triển não.

Tổn thương hoặc mất mô não.

Nhiễm trùng trong tử cung của mẹ (TORCH).

Kiểm soát bệnh giãn não thất

Không có biện pháp cụ thể điều trị giãn não thất cho mẹ bầu. Tuy nhiên, việc điều trị sau sinh chủ yếu giúp kiểm soát các triệu chứng của trẻ. Điều quan trọng là bạn cần được làm các xét nghiệm chi tiết (siêu âm, chọc ối và MRI) trong khi mang thai để xác định xem thai nhi có mắc các vấn đề khác không.

Nếu phát hiện những biểu hiện khác thường, các mẹ nên đưa bé hoặc đi gặp bác sĩ để được sự tư vấn chính xác nhất và điều trị kịp thời.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bệnh “mở khóa đầu” ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén, nguyên nhân và cách điều trị
Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
U nang buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Sinh đa thai là gì? Những điều mà mẹ cần biết về sinh đa thai?
Tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu và thai nhi
Viêm âm đạo và những biến chứng ảnh hưởng đến sinh sản
Băng huyết sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
97% trẻ không hợp sữa có 1 trong 5 dấu hiệu sau, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
Xem tất cả
Liên kết email