23 điều nên làm khi mang thai

- 20/04/2013 16:59:01

Để chuẩn bị cho một kỳ mang thai và vượt cạn an toàn các mẹ nên làm những điều sau nhé!

 

Nói chuyện với bác sĩ

Hãy trò chuyện với bác sĩ mà các mẹ định nhờ họ khám và giúp đỡ trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.
Các mẹ nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay từ khi các mẹ có dự định mang thai vì như vậy bác sĩ sẽ có những tư vấn tốt hơn cho các mẹ qua những thăm khám ban đầu như đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, chỉ số cơ thể.
 
Bổ sung axit folic hàng ngày

Các mẹ nên bắt đầu bổ sung axit folic ngay từ khi có dự định mang thai. Axit folic là một dưỡng chất cần thiết giúp chống lại các dị tật về não bộ và các vấn đề về cột sống chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Tuy nhiên các mẹ chú ý là chỉ nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày thôi nhé!
 
Song song với axít folic các mẹ cũng nên bổ sung 10mcg vitamin D mỗi ngày. Và quan trọng nhất là lập một thực đơn giúp việc ăn uống của các mẹ thật cân bằng nhé!
 
Cố gắng bỏ thuốc ngay lập tức
Việc hút thuốc trong thời gian mang thai, ngoài những nguy hiểm cho sức khỏe của các mẹ thì các mẹ còn có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung và sẩy thai. Khói thuốc khi hít vào sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến các bé có thể bị nhẹ cân khi sinh.
Bỏ rượu
Các mẹ không nên uống rượu trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu vì rượu cũng có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
 

 
Cắt giảm cà phê
Các mẹ cũng nên cắt giảm cà phê nhé! Nếu có uống thì cũng chỉ nên giới hạn ở mức 200mg cà phê mỗi lần thôi nha.
 
Tìm hiểu những thực phẩm tốt và không tốt cho bà bầu
Một chế độ ăn lành mạnh có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho các mẹ và bé. Các mẹ tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm tái, sống vì chúng có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng hay độc tố có thể gây hại cho bé. Ví dụ như sữa chưa tiệt trùng, các loại thịt tái, rau sống…
 
Hạn chế ảnh hưởng của ốm nghén

Hầu hết các mẹ đều bị ốm nghén trong ba tháng đầu thai kỳ mà nôn, ói là triệu chứng thường gặp nhất. Để giảm bớt buồn nôn các mẹ nên ăn ít và ăn thường xuyên. Cố gắng tìm ra những loại thực phẩm hợp với mình khiến mình cảm thấy ít buồn nôn hơn.
 
Tìm hiểu các dấu hiệu được coi là nguy hiểm khi mang thai
Nếu các mẹ chỉ thi thoảng thấy nhâm nhẩm đau bụng dưới thì không sao nhưng nếu thấy đau nhiều, dữ dội kèm chảy máu âm đạo thì nên đi khám ngay nhé!
 
Tập cho mình những thói quen
Các mẹ nên tập cho mình những thói quen tốt nhé! Ví dụ như đi ngủ sớm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ…
 
Siêu âm định kỳ

Đây là việc quan trọng các mẹ nhé!Việc siêu âm sẽ giúp các mẹ biết được sự phát triển của thai nhi cũng như những rủi ro nếu có.
Thông báo cho người thân
Các mẹ nên thống báo tin vui này cho gia đình càng sớm càng tốt để nhận được sự giúp về mọi mặt từ mọi người cũng như những lời khuyên và kinh nghiệm.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên có thể giúp các mẹ đối phó với tình trạng stress và giúp các mẹ có cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn.
Hạn chế sử dụng hóa chất
Hóa chất, chất tẩy rửa cũng là những thứ mà các mẹ nên tránh nhé! Tốt nhất là đeo găng tay khi sử dụng các chất tẩy rửa các mẹ ạ.
 
Luyện tập cơ sàn chậu
Bài tập sàn chậu có thể bảo vệ các mẹ khỏi bị rò rỉ nước tiểu trong  khi mang thai và sau khi sinh em bé!
 
Tham gia lớp học tiền sản
Các mẹ nên cố gắng học lớp tiền sản sớm. Lớp học này sẽ cung cấp cho các mẹ những kiến thức cơ bản về quá trình mang thai và sinh nở.
 
Hỗ trợ cho sự gắn kết cha con
Các mẹ có thể rất dễ dàng trong việc gắn kết với bé nhưng các ông bố thì có vẻ khó khăn hơn, vì thế hãy giúp đỡ hai cha con họ bằng cách tạo ra những cuộc nói chuyện giữa ba người vì khoa học đã chứng minh rằng bé có thể cảm nhận thấy những cuộc hội thoại bên ngoài tử cung ở những tháng cuối thai kỳ.
 
Chú ý tới những chiếc áo ngực
Trong suốt quá trình mang thai, ngực của các mẹ sẽ thay đổi kích thước liên tục vì vậy các mẹ cũng nên chú ý tới kích cỡ của chiếc áo ngực để đảm bảo cho sự phát triển thuận lợi của các tia sữa và tạo sự thoải mái.
Quan hệ tình dục không phải là điều cấm kỵ
Trong ba tháng đầu và tháng cuối việc quan hệ tình dục cần phải được chú ý. Nếu các mẹ cảm thấy mệt mỏi hoạc có sự đe dọa đến việc tồn tại của em bé thì các mẹ có thể tạm hoãn việc quan hệ tình dục nhưng trong thời gian tiếp theo nếu các mẹ hoàn toàn khỏe mạnh và thoải mái thì các mẹ có thể quan hệ một cách nhẹ nhàng.
 
Chú ý tới mát xa
Mát xe sẽ giúp các mẹ xua tan mệt mỏi, các mẹ cũng nên kêu gọi sự giúp đỡ từ ông. Nếu các m xã các mẹ đang bị đau đầu khi mang thai hoặc đau lưng, hoặc chỉ cần giúp đỡ thư giãn, thì mát-xa. Hoàn toàn có thể giúp các mẹ. Các mẹ nên nhờ ông xã từ từ xoa lưng, vai và đầu, làm giảm sự căng thẳng.
 
Lập ngân sách cho bé
Các mẹ nên sẵn sang về mặt ngân sách để chuẩn bị cho sự ra đời của bé, điều này sẽ giúp các mẹ sẵn sang cho việc chào đón và chăm sóc một thành viên mới của gia đình.
 
Chú ý theo dõi sự phát triển của bé
Các mẹ nên chú ý tới sự phát triển của bé thông qua những dấu hiệu từ khi mang thai cho đến hết thai kỳ.
Tham gia Câu lạc bộ hoặc các diễn đàn sinh sản
Không ai hiểu được những gì các mẹ đang trải qua như những bà mẹ đã và đang ở cùng giai đoạn mang thai và sinh nở giống các mẹ. Trò chuyện với các bà mẹ này sẽ giúp cho các mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình mang thai và sinh con.
 
Học thở để… vượt cạn
 
Một trong những bài học quan trọng mà bất cứ thai phụ thời hiện đại nào cũng cần phải “luyện” là học thở.
.Nghe có vẻ đơn giản nhưng học thở ở đây không chỉ mỗi “phì phò” như bạn vẫn thường gặp trên phim. Nó là bước đầu xoa dịu nỗi căng thẳng, tạo sự thoải mái vàcảm giác hạnh phúc cho thai phụ. 
 
Điều này vô cùng quan trọng vì đó là vũ khí đánh bại mọi cơn đau trong thời điểm sinh nở. Để có được kỹ năng thở hiệu quả nhất, thai phụ nên tự trang bị bộ môn thở yoga trong suốt những tháng nghỉ dưỡng trong thai kỳ của mình.