Nên xét nghiệm máu khi mang thai trong những trường hợp nào?

- 28/10/2023 08:05:49

Xét nghiệm máu khi mang thai giúp các bác sĩ nắm rõ các thông tin về sức khỏe của mẹ bầu để kịp thời ngăn chặn những nguy cơ bất thường.

 

Xét nghiệm máu khi mang thai có tác dụng gì?
xet nghiem mau khi mang thai


Xét nghiệm máu là một việc rất quan trọng trong thai kỳ. Thông qua kết quả xét nghiệm có thể giúp các bác sĩ chuyên khoa đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi.
 

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm còn giúp các bác sĩ sản khoa dự đoán về những nguy cơ bất ngờ có thể xảy ra khi mang thai. Qua đó, mẹ bầu có thể chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn. Đồng thời, phát hiện sớm các nguy cơ bất thường cũng sẽ giúp bà bầu chủ động hơn trong việc đưa ra cách xử trí phù hợp và kịp thời. Như vậy có thể hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra những điều rủi ro không mong muốn đối với sức khỏe mẹ bầu.
 

Xét nghiệm máu khi mang thai nên thực hiện trong giai đoạn nào?xet nghiem mau khi mang thai


Trên thực tế, không có một yêu cầu bắt buộc nào về thời gian thai phụ cần thực hiện các xét nghiệm máu. Nhưng đây vẫn là một việc làm cần thiết đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu chưa kịp làm xét nghiệm trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
 

Bên cạnh đó, khi mẹ bầu đăng kí sinh, một số bệnh viện sẽ yêu cầu thử máu. Nguyên do là để kiểm tra các chỉ số nhóm máu và một số bệnh về máu hay sự đông máu của thai phụ để có thể đưa ra những phương án chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở sau này.
 

Xét nghiệm máu cho thai phụ bao gồm những gì?xet nghiem mau khi mang thai


Những chỉ số xét nghiệm máu cần thiết khi mang thai:
 

  • Nhóm máu: để có thể kịp thời xử trí trong trường hợp cần truyền máu khẩn cấp như bị mất máu quá nhiều khi mang thai hoặc trong quá trình sinh nở.
     
  • Yếu tố Rh: giúp các bác sĩ nhận định bà bầu mang nhóm máu Rh+ hay Rh- để có hướng can thiệp giảm thiểu yếu tố rủi ro cho trẻ nếu chỉ số này bất thường.
     
  • Kiểm soát tình trạng thiếu máu và kịp thời can thiệp nếu cần.
     
  • Hàm lượng sắt trong máu: sớm phát hiện các nguy cơ thiếu máu vì thiếu sắt để kịp thời bổ sung hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể bà bầu.
     

Một số loại bệnh có thể phá hiện thông qua các xét nghiệm máu:
 

  • HIV: nếu phát hiện người mẹ mang virus HIV thì bác sĩ có thể kịp thời can thiệp và giúp hạn chế nguy cơ truyền bệnh cho trẻ.
     
  • Viêm gan siêu vi B: để xác định bà bầu có mang virus viêm gan siêu vi B hay không. Nếu có thì trẻ sẽ được tiêm chủng ngay sau khi cho đời để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
     
  • Bệnh tiểu đường: thai phụ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cần làm xét nghiệm dung nạp glucose vào thời điểm giữa tuần 24 và tuần 28 của thai kỳ. Khi đó, các bác sẽ có hướng can thiệp phù hợp để tránh gây nguy hiểm cho mẹ và bé nếu mẹ mắc bệnh.
     
  • Nguy cơ bị Down: bà bầu sẽ làm xét nghiệm máu vào thời điểm giữa tuần 10 và tuần 18 của thai kỳ để xác định nguy cơ bị bệnh Down của trẻ. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể phát hiện bệnh thông qua siêu âm đo độ mờ da gáy.
     
  • Vấn đề khác: Phát hiện bệnh Rubella, giang mai, tế bào hình liềm,… ở thai phụ để các bác sĩ có hướng can thiệp phù hợp trước khi sinh, tránh lây bệnh cho em bé.